Lần đầu tiên các bác sĩ Việt Nam thực hiện thành công ca mổ u não bằng phương pháp phẫu thuật đặc biệt. Đấy chính là trong quá trình các bác sĩ tiến hành làm phẫu thuật, bệnh nhân vừa hát Quốc ca và trò chuyện với các bác sĩ.
Chiều ngày 28/01, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh bệnh viện cho biết: Lần đầu tiên ở Việt Nam các bác sĩ thực hiện ca mổ u não bằng phương pháp phẫu thuật thức tỉnh. Điểm đặc biệt của phương pháp ở chỗ trong khi các bác sĩ tiến hành tiểu phẫu cắt khối u não, bệnh nhân vẫn tỉnh, trò chuyện và 2 bài hát theo đề nghị của các bác sĩ yêu cầu. Bệnh nhân là N.V.K – 36 tuổi ở Hà Nội, bị mắc bệnh u tế bào thần kinh đệm.
Ca phẫu phẫu đặc biệt được diễn ra vào chiều ngày 28/01 cùng với sự giúp của 2 chuyên gia đến từ Nhật Bản. Thời gian 6h trong ca phẫu thuật, có gần 2 tiếng bệnh nhân tỉnh và trò chuyện cùng với các bác sĩ trong khi những phẫu thuật viên đang thực hiện chính các mổ cho bệnh nhân. Trong quá trình thực hiện ca mổ bệnh nhân đã hát bài “Quốc ca” và “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn trò chuyện với các các bác sĩ về công việc hiện tại, về gia đình cũng như con cái.
Phó Giáo sư Đồng Văn Hệ cho biết thêm: Bệnh nhân K có khối u tế bào thần kinh đệm với đường kính khối u não khoảng tầm 6cm và gây chèn ép não. Khối u khá hơn và nằm đúng vùng ngôn ngữ, chèn sang vùng vận động nên khi mổ sẽ có nhiều khả năng rủi ro khiến bệnh nhân bị liệt và cấm khẩu.
Trước thời gian phát hiện bệnh, anh K đã có những dấu hiệu như đau nhức đầu, từng bị động kinh 2 lần trước đó. Năm 2018, anh K đã từng tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ được khối u ở não. Trong lần phẫu thuật đầu tiên, bác sĩ không cắt hết khối u vì nếu cắt rộng khối u bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị cấm khẩu nếu chạm đến dây thần kinh liên quan đến chức năng nói và vận động.
Bởi vậy, đảm bảo được sự an toàn cho bệnh nhân các bác sĩ đã cố gắng tiến hành phẫu thuật cắt khối u nhưng vẫn đảm bảo được giọng nói, vận động của bệnh nhân, bởi trong lúc trò chuyện khi đó các bác sĩ sẽ nhận biết được đâu là vùng nói, vùng vận động. Theo đó, trong quá trình phẫu thuật đòi hỏi bệnh nhân cần phải kết hợp với các bác sĩ trong những lúc được yêu cầu nói chuyện, cử động tay chân. Điều này đã giúp các bác sĩ kịp thời phát hiện những điều không mong muốn để tránh làm tổn thương đến chức năng nói, vận động cho bệnh nhân mà vẫn có thể phẫu thuật được khối u.
Phó Giáo sư Đồng Văn Hệ còn cho biết thêm: Kỹ thuật mổ thức tỉnh thường chỉ thực hiện những nước tiên tiến, những bệnh viện được trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện kỹ thuật, có ê – kíp phẫu thuật, gây mê được đào tạo bài bản. Để chuẩn bị cho phương pháp mổ mới này, bệnh viện đã cử nhiều chuyên gia đi học hỏi kinh nghiệm ở những nước ngoài và mời cả chuyên gia từ Nhật Bản sang và trang bị thêm đa dạng về thiết bị tại phòng mổ. Đáng chú ý hơn nữa bệnh nhân đầu tiên được mổ bằng phương pháp này đòi hỏi cần phải biết tiếng Anh để trao đổi với những chuyên gia nước ngoài trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ Hệ nói thêm: “Chúng tôi đã giải thích kỹ với bệnh nhân, đặc biệt là yếu tố tâm lý phải vững vàng. Bởi mổ thức tỉnh nên nếu bệnh nhân sợ hãi quá, hay khi bác sĩ đang mổ bệnh nhân giãy giụa não có thể lòi ra ngoài, khi đó ca phẫu thuật rất nguy hiểm“.
Đến tối cùng ngày, bệnh nhân K. đã tỉnh táo trở lại và dự kiến khoảng 1 tuần nữa bệnh nhân sẽ được xuất viện. So với phương pháp mổ kinh điển, chi phí gần như là tương đương nhau.
Được biết phương pháp mổ thức tỉnh có thể phẫu thuật cho nhiều loại tổn thương u/ tổn thương không phải u trong não, như những u ở cùng chức năng quan trọng như: nhận thức, nói, vùng ngôn ngữ, cùng vận động hay vùng cảm giác/ thị giác,… Nhưng nếu mổ bằng phương pháp kinh điển khi đó sẽ để lại những di chứng áp dụng phương pháp này tránh được những rủi ro như: bị liệt hay bị câm điếc.
Nguồn: https://nld.com.vn/