Cách sử dụng thuốc Utrogestan dạng viên nang uống và viên đặt âm đạo

0
6933
Thuốc Utrogestan được sử dụng trong điều trị bệnh vú lành tính, vô sinh, giảm chức năng sinh sản,…
Thuốc Utrogestan được sử dụng trong điều trị bệnh vú lành tính, vô sinh, giảm chức năng sinh sản,…

Thuốc Utrogestan được sử dụng trong điều trị bệnh vú lành tính, hội chứng tiền kinh nguyệt/ tiền mãn kinh, phòng ngừa sảy thai do suy hoàng thể, người có khả năng sinh sản kém, vô sinh nguyên phát hoặc thứ phát,…

Contents

1. Thành phần

Thuốc Utrogestan có chứa hoạt chất Progesterone. Thành phần này là hormone sinh dục có chứa đặc tính dược lực của progesterone tự nhiên như kháng estrogen, kháng aldosterone, trợ thai,…

Progesterone được hấp thu tốt qua đường uống và đạt nồng độ cao nhất sau 1 – 3 giờ sử dụng. Thuốc ở đường uống được chuyển hóa qua huyết tương và đào thải ở đường tiểu dưới dạng liên hợp glucuronic.

Với dạng đặt âm đạo, progesterone được hấp thu nhanh hơn cả đường uống và đạt nồng độ cao trong 1 giờ đầu tiên đặt thuốc.

2. Chỉ định

Thuốc Utrogestan dạng uống được chỉ định trong những trường hợp rối loạn có liên quan đến thiếu hụt progesterone, bao gồm:

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Bệnh vú lành tính
  • Thay thế cho liệu pháp estrogen trong giai đoạn mãn kinh
  • Rối loạn rụng trứng hoặc không rụng trứng
  • Tiền mãn kinh

Thuốc Utrogestan dạng đặt âm đạo được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Thay thế progesterone tự nhiên trong trường hợp cắt bỏ buồng trứng (hiến trứng)
  • Người có khả năng sinh sản kém, vô sinh nguyên phát hoặc thứ phát
  • Trong trường hợp đe dọa sẩy thai
  • Phòng ngừa sảy thai do suy hoàng thể
  • Bổ sung giai đoạn hoàng thể trong thụ tinh ống nghiệm

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định Utrogestan cho những trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Chống chỉ định kết hợp thuốc Utrogestan với chế phẩm chứa estrogen
  • Nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú
  • Xuất huyết cơ quan sinh dục
  • Rối loạn huyết khối (tắc mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu,…)
  • Xuất huyết não
  • Khối u ác tính phụ thuộc estrogen (ung thư biểu mô đường sinh dục)
  • Các vấn đề về gan như viêm gan cấp, suy giảm chức năng gan,…

4. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng thuốc Utrogestan ở đường uống hoặc đặt trực tiếp vào âm đạo. Lưu ý trước khi đặt thuốc vào âm đạo, bạn cần làm ẩm viên thuốc với một ít nước. Sau đó sử dụng dụng cụ hỗ trợ, đẩy thuốc vào sâu trong âm đạo rồi nằm yên trong vài phút.

Liều dùng thuốc phụ thuộc vào dạng bào chế cụ thể.

Sử dụng thuốc Utrogestan ở đường uống hoặc đặt trực tiếp vào âm đạo
Sử dụng thuốc Utrogestan ở đường uống hoặc đặt trực tiếp vào âm đạo

Thuốc dạng viên nang uống:

Liều dùng thông thường

  • Dùng 200 – 300mg/ ngày, chia thành 1 – 2 lần uống
  • Nên dùng 200mg vào buổi tối và 100mg vào buổi sáng (nếu cần thiết)

Liều dùng thông thường khi điều trị kinh nguyệt không đều, hội chứng tiền kinh nguyệt và tiền mãn kinh

  • Dùng 200 – 300mg/ ngày, chia thành 1 – 2 lần uống
  • Thời gian điều trị: 10 ngày cho mỗi chu kỳ

Liều dùng thông thường trong trường hợp dọa sinh non

  • Dùng 400mg/ lần mỗi 6 – 8 giờ trong giai đoạn cấp tính
  • Liều dùng duy trì: Dùng 200mg/ 3 lần/ ngày cho đến tuần thứ 36 của thai kỳ

Thuốc dạng viên đặt âm đạo:

Liều dùng thông thường

  • Đặt 200mg/ ngày, chia thành 1 – 2 lần dùng
  • Sử dụng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ

Liều dùng thông thường khi điều trị kinh nguyệt không đều và rối loạn rụng trứng

  • Đặt 200mg/ ngày
  • Thời gian điều trị: 10 ngày cho mỗi chu kỳ

Liều dùng thông thường khi điều trị vô sinh do pha hoàng thể thiếu hụt hoàn toàn

  • Liều khởi đầu: Đặt 100mg vào ngày thứ 13 và 14 của chu kỳ chuyển phôi
  • Sau đó đặt 100mg/ 2 lần (sáng – tối)/ ngày từ ngày 15 – 25 của chu kỳ
  • Liều duy trì (từ ngày thứ 26 trở đi): Tăng thêm 100mg/ ngày cho đến khi đạt đến liều 600mg/ ngày (chia thành 3 lần đặt), kéo dài liều cho đến ngày thứ 60

Liều dùng thông thường khi bổ sung giai đoạn hoàng thể trong thụ tinh ống nghiệm

  • Sử dụng vào buổi tối ngày chuyển phôi
  • Liều dùng: Đặt 200mg/ 3 lần (sáng – trưa – tối)/ ngày

Liều dùng thông thường trong trường hợp dọa sảy thai sớm và dự phòng sảy thai liên tiếp

  • Đặt từ 100 – 200mg/ 2 lần/ ngày
  • Duy trì đến tuần thứ 12 của thai kỳ

5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Utrogestan

Sử dụng thuốc Utrogestan không có tác dụng ngừa thai. Nếu sử dụng thuốc Utrogestan trước ngày thứ 15 của chu kỳ có thể rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt hoặc gây chảy máu.

Progesterone có thể tăng nguy cơ huyết khối tắc mạch, do đó cần chủ động ngưng sử dụng khi cơ thể phát sinh những triệu chứng như đau đầu nghiêm trọng, mất thị lực, tổn thương mạch máu võng mạc, thuyên tắc tĩnh mạch,…

Phụ nữ mang thai chỉ nên dùng thuốc Utrogestan ở dạng đặt âm đạo trong 3 tháng đầu thai kỳ
Phụ nữ mang thai chỉ nên dùng thuốc Utrogestan ở dạng đặt âm đạo trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trước khi sử dụng thuốc cho trường hợp chảy máu tử cung, cần khám nội mạc tử cung để loại trừ khả năng có u ác tính. Với bệnh nhân có tiền sử viêm tĩnh mạch huyết khối, cần kiểm tra chặt chẽ để kịp thời phát hiện biến chứng.

Sử dụng Utrogestan cho phụ nữ mang thai ở quý 2 – 3 có thể gây bệnh liên quan đến tế bào gan và vàng da ứ mật. Do đó chỉ nên dùng thuốc ở dạng viên đặt âm đạo trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thuốc Utrogestan có thể gây ra cảm giác chóng mặt và buồn ngủ trong thời gian sử dụng.

Ngoài ra, cần chủ động ngưng dùng thuốc Utrogestan khi có các triệu chứng như tăng huyết áp đáng kể, suy giảm chức năng gan, phù nề, đau nửa đầu,…

Trong trường hợp có ý định sử dụng Utrogestan để điều trị tiền mãn kinh, cần cân nhắc trước khi chỉ định. Thuốc chỉ nên được dùng khi các triệu chứng của tiền mãn kinh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

6. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc Utrogestan phụ thuộc vào dạng bào chế.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc dạng viên nang:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc dạng viên đặt:

  • Chảy dịch nhờn
  • Nóng rát
  • Ngứa

7. Tương tác thuốc

Utrogestan có thể tương tác với thuốc Spironolactone, Bromcriptine, Griseofulvin, Diazepam,…
Utrogestan có thể tương tác với thuốc Spironolactone, Bromcriptine, Griseofulvin, Diazepam,…

Utrogestan có thể tương tác với những loại thuốc sau:

  • Thuốc ức chế enzyme CYP 450 – 3A4 ở gan (Barbitural, Phenytoin, Carbamazepine, Phenylbutazone, Rifampicin, Spironolactone, Bromcriptine, Griseofulvin,…): Nhóm thuốc này làm tăng trao đổi chất và thúc đẩy thanh thải Progesterone.
  • Ketoconazole, Nelfinavir, Ritonavir: Làm tăng sinh khả dụng của Progesterone trong thuốc Utrogestan.
  • Ciclosporin: Thuốc Utrogestan làm tăng nồng độ Ciclosporin trong huyết tương.
  • Aminoglutethimide: Làm giảm nồng độ thuốc Utrogestan trong huyết tương.
  • Thuốc chống đông máu coumarin và phenindione: Progesterone làm giảm/ tăng tác dụng của dẫn xuất coumarin. Đồng thời đối kháng với tác dụng chống đông máu của Phenindione.
  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Cần điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị đái tháo đường khi phối hợp với Utrogestan.
  • Diazepam: Progesterone làm tăng nồng độ Diazepam trong huyết tương.
  • Tizanidin: Utrogestan làm tăng nồng độ Tizanidin trong huyết tương.
  • Terbinafine: Sử dụng chung với Utrogestan có thể gây chảy máu bất thường.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc Utrogestan có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nội tiết và chức năng gan.

8. Dạng bào chế – hàm lượng

Dạng bào chế và hàm lượng của thuốc Utrogestan:

  • Viên nang uống – 100mg
  • Viên đặt âm đạo – 100mg, 200mg

9. Bảo quản

Bảo quản thuốc Utrogestan ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ẩm và ánh sáng. Chú ý hạn sử dụng của thuốc, không dùng thuốc quá hạn hoặc bị ẩm mốc, hư hại.

10. Giá thành

Thuốc Utrogestan 200mg có giá bán dao động từ 220 – 230.000 đồng/ hộp 1 vỉ x 7 viên.

Nguồn tham khảo: https://nhathuocvinhloi.vn/utrogestan/