Thuốc EnteroExt là một thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng viêm đồng thời cải thiện được hiện tượng sưng tấy tại vị trí bị viêm. Bài viết này alydarpharma sẽ cung cấp những thông tin về chỉ định, chống chỉ định, cách sử dụng và những tác dụng phụ khi dùng thuốc EnteroExt. Mình sẽ viết dưới ngôn ngữ bình dân và đi thằng vào vấn đề cho những người không trong ngành y dược có thể hiểu được, mời bạn tham khảo bài viết.
Contents
Thuốc EnteroExt là thuốc gì?
Thuốc EnteroExt là một thuốc nằm trong nhóm thuốc chống viêm có thành phần hoạt chất chính là Chymotrypsin với hàm lượng tương ứng là 8400 IU (IU là hoạt tính sinh học của thuốc). Hoạt chất này cùng với những tá dược sau được bào chế thành vừa đủ một viên nén:
- Isomalt
- Magnesi stearat
- Amidon
- Tinh dầu bạc hà
Nguồn gốc của hoạt chất Alphachymotrypsin là có từ tụy của con bò với cơ chế hoạt hóa tiền chất chymotrypsinogen có trong đó.
Về tác dụng, đây là một men có thể thủy phân được protein từ đó giúp quá trình viêm cũng như tình trạng phù nề trong cơ thể do nhiều nguyên nhân như do bị thương, bị loét,… Ngoài ra loại men này còn có thể giúp làm loãng đi các dịch trong đường ống thở đối với người mắc bệnh hen xuyễn, viêm phế quản và các bệnh về đường hô hấp khác.
Về mặt dược động học của men alphatrymotrypsin, men này có bản chất là protein nên nó dễ dàng hấp thu được tại đường tiêu hóa, thân thiện với cơ thể và được thải trừ qua đường ống tiêu hóa chính ở phân cũng như qua chuyển hóa đi ra cùng nước tiểu.
Thuốc EnteroExt có tác dụng gì?
Thuốc EnteroExt có tác dụng làm giảm đi trình trạng viêm cũng như là phù nề trong cơ thể vì nguyên nhân do loét, do apxe hay bị tình trạng nhiễm trung.
Hướng dẫn liều dùng và cách sử dụng thuốc EnteroExt
Liều dưới đây bạn chỉ nên tham khảo và nên có sự chỉ định của dược sĩ hay là bác sĩ của bạn. Liều: Bạn dùng 1 viên thuốc trong một lần, ngày chia làm 3 lần sáng trưa chiều và tối.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thuốc bằng cách ngậm viên thuốc ở dưới lưỡi, sao cho viên thuốc tan từ từ trong lưỡi của bạn. Ngày bạn sử dụng 3 viên làm 3 lần.
Chống chỉ định của thuốc EnteroExt
Không dùng thuốc EnteroExt đối với những ai bị quá nhạy cảm với thành phần men chymotrypsin hay tá dược khác được ghi ở bao bì của hộp thuốc, tình trạng quá nhạy cảm được biểu hiện bằng cứ khi nào sử dụng thuốc này thì xuất hiện các mẩn đỏ hoặc là phát ban khắp người.
Thận trọng/ cảnh báo khi sử dụng thuốc EnteroExt
Trong việc sử dụng thuốc EnteroExt người bệnh cần thận trọng tránh dùng thuốc này khi bản thân đang bị mắc các tình trạng sau:
- Người mắc tình trạng máu khó đông, hay các tình trạng khác của rối loạn khả năng đông máu.
- Người bị mắc loét dạ dày, dị ứng với protein.
- Người đang chuẩn bị cho quá trình phẫu thuật.
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu.
Không nên sử dụng thuốc này đối với những bệnh nhân chuẩn bị đi phẫu thuật đục nhãn mắt, đặc biệt là những đối tượng ở độ tuổi dưới 20, những đối tượng bị tăng áp suất tại dịch kính ở mắt, có vết thương hở ở mắt, đục nhãn mắt từ khi sinh ra,… do thuốc có thể gây mất dịch kính làm nguy hiểm cho người sử dụng.
Phụ nữ có thai và cho con bú có sử dụng được thuốc EnteroExt không?
Phụ nữ đang trong thời kì mang thai: cần rất cẩn trọng khi sử dụng thuốc này ở phụ nữ đang trong thời gian mang thai, nếu vì lý do nào đó mà bắt buộc phải sử dụng thuốc thì phải cân nhắc xem lợi ích của thuốc nó mang lại có tốt hơn hẳn lên những nguy hiểm dễ xảy ra với cả mẹ và con không.
Phụ nữ trong thời kì cho bé bú: đối với đối tượng này thì dùng được thuốc.
Ảnh hưởng của thuốc EnteroExt lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chúng tôi vẫn chưa tìm thấy những tài liệu nào nói về sự ảnh hưởng của thuốc lên đối tượng này. Bạn nên hỏi bác sĩ hay dược sĩ nếu muốn dùng thuốc.
Tương tác thuốc của thuốc EnteroExt
Không nên sử dụng chung cùng một lúc thuốc EnteroExt với các thuốc sau đây:
- Acetylcystein: Vì thuốc có thể làm tăng tác dụng của acetylcystein, nếu dùng chỉ với liều vừa đủ nhưng dễ gây ra độc tính và những tác dụng không mong muốn khác rõ ràng hơn.
- Thuốc kháng đông: Các thuốc kháng đông cũng có thể sẽ tăng hiệu lực của nó khi sử dụng chung với thuốc EnteroExt.
Tác dụng phụ của thuốc EnteroExt
Tăng nhãn áp là những tác dụng phụ hay được thống kê thấy nhất khi sử dụng thuốc này, vì thuốc có thể làm phân hủy dây chằng ở mắt từ đó làm cho mạch của bó dây bị tắc do các mảnh vụn của dây chằng. Khi sử dụng thuốc trong nhãn khoa các tình trạng tác dụng phụ không mong muốn hay gặp như phù giác mạc, xuất hiện biểu hiện viêm mức độ nhẹ ở màng bồ đào.
Thường thì những tác dụng phụ bạn nhìn thấy có thể tự khỏi khi không dùng thuốc nữa, những tác dụng phụ đó được chúng tôi thống kê được bao gồm: Màu sắc của da bị thay đổi, mùi của phân, cân nặng. Ngoài ra những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa thoáng qua như là: Đau bụng, đầy hơi, ỉa chảy, nôn, muốn nôn, táo bón.
Quá liều thuốc EnteroExt
Những thí nghiệm mà các nhà khoa học đã làm đối với một số loài động vật như chó, chuột hay là thỏ cho thấy: LD50= 24000 đến 85000 đv/kg, xuất hiện hiện tượng xuất huyết ở nhiều nơi trong cơ thể.
Chưa có báo cáo chi tiết về tình trạng quá liều ở người. Một số báo cáo cho biết có những tình trạng gây sốc phản vệ.
Những thông tin trên về thuốc EnteroExt chỉ mang tính chất tham khảo vì thuốc cần phải điều trị cho đúng cơ địa cũng như đáp ứng của mỗi người, chúng ta điều trị người bệnh chứ chúng ta không điều trị con bệnh, vì thế bạn nên đến bác sĩ và dược sĩ để được họ tư vấn về tình trạng bệnh của mình cũng như những hướng giải quyết tối ưu nhất.
Mời bạn tham khảo những thuốc cùng hoạt chất: