Buồng trứng đa nang tiếng Anh là Polycystic Ovarian Syndrome (PCOS) là căn bệnh gây vô sinh phổ biến nhất ở phụ nữ. Buồng trứng đa nang thường gặp ở phụ nữ trẻ, buồng trứng đa nang chiếm tỷ lệ khá cao 6% -10% ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt phổ biến ở nhóm phụ nữ đang trong tuổi dậy thì đôi khi vẫn bắt gặp buồng trứng đa nang khởi phát ở phụ nữ trong độ tuổi 20 -25.
Contents
Buồng trứng đa nang được phát hiện khi nào?
Buồng trứng đa nang là hội chứng được y học mô tả lần đầu tiên vào năm 1937 bởi hai bác sĩ Irvine F. Stein và Michael Leventhal, vì vậy hội chứng buồng trứng đa nang hay còn có tên gọi khác là hội chứng Stein-Leventhal.
Buồng trứng đa nang là gì?
Ở những người phụ nữ có buồng trứng bình thường, các nang trứng sau khi được kích hoạt bởi hoóc môn do tuyến yên tác động khi người phụ nữ bước vào tuổi dậy thì, các nang trứng tiến triển phát triển trưởng thành, vỡ ra và giải phóng một noãn trong nang trứng, noãn này được đoạn loa vòi trứng bắt giữ vận chuyển vào trong ống và hỗ trợ trứng di chuyển tới tử cung bởi các nhu động lòng của nó.
Ở những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang mọi sự lại không suôn sẻ như vậy, trong quá trình noãn phát triển trong nang trứng, nang trứng không tự vỡ và noãn không rời ra (không có hiện tượng phóng noãn – rụng trứng) mà hình thành và phát triển ngay trong nang trứng. Hình thành những nang nhỏ (6-10 nang được phát hiện khi siêu âm, đặc biệt khi siêu âm đầu dò, những nang này phân bố như những chuỗi hạt ngay trên bề mặt buồng trứng) có kích thước nhỏ hơn 10 mm tạo thành đa nang buồng trứng.
Những phụ nữ mắc phải hội chứng đa nang buồng trứng thường không có hiện tượng rụng trứng đều đặn hàng tháng, do vậy chu kì kinh cũng không đều. Những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 35 ngày hoặc ngắn hơn 25 ngày có nguy cơ cao phải đối diện với đa nang buồng trứng.
Biểu hiện buồng trứng đa nang
Dấu hiệu buồng trứng đa nang được thể hiện khá rõ rệt ở chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Khi buồng trứng đa nang các nang trứng không thực hiện được chức năng phóng thích noãn, không xuất hiện hiện tượng rụng trứng định kỳ và liên tục, điều này làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Những dấu hiệu sớm của buồng trứng đa nang ở phụ nữ (dấu hiện triệu chứng lâm sàng buồng trứng đa nang điển hình) có thể là:
- Kinh nguyệt thưa hoặc không có kinh nguyệt (vô kinh)
Ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày thuộc vào nhóm phụ nữ kinh nguyệt thưa, số lượng máu kinh ít, thất thường.
Vô kinh được chẩn đoán khi chu kỳ kinh nguyệt trên 6 tháng mới xuất hiện một lần
- Tăng nội tiết tố nam cường androgen (Testosteron) và cơ thể phụ nữ sản sinh quá nhiều insulin
Là nguyên nhân khiến cơ thể phụ nữ trẻ tuổi trở nên mập mạp, dễ béo phì, mụn trứng cá tiến triển mạnh ảnh hưởng tới thẩm mỹ rõ rệt, làn da nhờn nhiều dầu. (75% phụ nữ có tình trạng làn da mẫn cảm, nhiều trứng cá ở mặt và lưng siêu âm phát hiện buồng trứng đa nang) - Rậm lông, lông mọc nhiều hơn bình thường, xuất hiện ở chân tay, bụng, mặt, cằm ở cổ và giữa ngực hoặc vùng da dưới rốn. (92% phụ nữ rậm lông khi siêu âm phát hiện buồng trứng đa nang)
- Tăng cân khó kiểm soát, vòng mông tăng lên rõ ràng. Kết hợp với một vài yếu tố tác động của môi trường như lối sống thiếu lành mạnh, chế độ ăn uống giàu đạm chất béo thiếu chất xơ, rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn gây ra tình trạng phân phối mô mỡ không đều. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng béo phì gây tác động trong cơ chế bệnh sinh của đa nang buồng trứng, vì vậy để phòng chánh buồng trứng đa nang ở phụ nữ, kiểm soát cân nặng cũng là một biện pháp, để đảm bảo tiên lượng của hội chứng buồng trứng đa nang. (30% phụ nữ đối mặt với buồng trứng đa nang cơ thể bị béo phì)
- Tóc yếu, dễ gãy rụng, hói đầu
- Da thô ráp, trở nên dày cộm, sẫm màu da ở ngực, cánh tay và vùng da quanh cổ
- Cholesterol cao, huyết áp cao, hoặc bị tiểu đường
Triệu chứng cận lầm sàng buồng trứng đa nang điển hình
- Siêu âm phát hiện kích thước buồng trứng to bất thường, thể tích buồng trứng gia tăng lớn hơn 10cm3, có nhiều (6-10) nang nhỏ trên bề mặt buồng trứng, các nang này chứa nhiều dịch, sắp xếp như những chuỗi hạt trên bề mặt buồng trứng, kích thước < 10mm
- Xét nghiệm máu cho thấy gia tăng các nội tiết tố LH > 10mUI/ml; LH/FSH > 2; Testosterone (androgen) > 2,5 hoặc 1.5 ng/ml.
Để biết được kết quả chính xác có bị hội chứng buồng trứng đa nang hay không, bạn cần đi khám và làm các xét nghiệm được chỉ định để định lượng nội tiết tố và chỉ định siêu âm, khi có ít nhất hai biểu hiện ở triệu chứng lâm sàng và ít nhất một biểu hiện của triệu chứng cận lâm sàng ở ít nhất một buồng trứng thì sẽ được chẩn đoán là hội chứng đa nang buồng trứng.
Ở những phụ nữ trẻ tuổi trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt các bạn nữ khi bước vào tuổi dậy thì cần được trang bị đầy đủ kiến thức giới tính và kiến thức sinh sản để phát hiện sớm hội chứng đa nang buồng trứng rất phổ biến này nhằm có được biện pháp can thiệp kịp thời và đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Khi bước vào tuổi dậy thì, bắt đầu có kinh nguyệt lần đâu tiên, cơ thể bé gái thay đổi nhanh chóng và rõ rệt, kinh nguyệt không đều đặn, lượng máu kinh biến đổi bất thường, tuổi dậy thì trải qua 2 hoặc 3 năm phụ thuộc từng người. Sau giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn đến và đi trong một tháng (28 ngày), nếu sau vài năm vòng kinh vẫn không đều thì có thể bạn đã mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Nguyên nhân hội chứng buồng trứng đa nang
Mặc dù các dấu hiệu và biểu hiện triệu chứng của buồng trứng đa nang đã được làm rõ, song nguyên nhân gây ra hiện tượng buồng trứng đa nang vẫn chưa được làm sáng tỏ, nó là tổng hợp của nhiều yếu tố. Đến này giới y học vẫn tin rằng việc khởi phát buồng trứng đa nang là do cơ thể người nữ giới sản sinh ra một lượng insulin dư thừa khá nhiều, và hệ nội tiết sản xuất quá nhiều hoóc môn nam testosteron gia tăng nồng độ LH những chất có khả năng làm gián đoạn quá trình phát triển của nang trứng nguyên thủy trong buồng trứng trưởng thành để thực hiện quá trình rụng trứng.
Chế độ ăn uống giàu đạm và chất béo ít chất sơ, lối sống không lành mạnh thức khuya rượu bia thuốc là, ít vận động, béo phì, gia tăng cân nặng thiếu kiểm soát làm gia tăng tiên lượng của hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ buồng trứng đa nang nên ăn gì? hãy hạn chế đồ ăn nhiều đạm bổ sung đồ ăn nhiều sơ như rau xanh hoa quả, siêng năng tập luyện để giữ gìn và nâng cao sức khỏe, khả năng đề kháng và quan trọng là phải luôn giữ cho tâm tư thỏa mái.
Buồng trứng đa nang có nguy hiểm không?
Hội chứng buồng trứng đa nang có thể có con không? Khi hội chứng buồng trứng đa nang không được điều trị, 17% phụ nữ mắc hội chứng này vẫn có thể có con tự nhiên, số còn lại cần được y học can thiệp.
Buồng trứng đa nang có thể gây vô sinh ở nữ giới và tiếp cận với nhiều mối nguy hiểm khác, hội chứng buồng trứng đa nang dẫn tới một vài bệnh lý đi kèm như đái tháo đường tuýp II, đái tháo đường trong thai kỳ, mụn trứng cá, cao huyết áp, bệnh lý động mạch vành, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (vô kinh – đa kinh – thiểu kinh – rong kinh, cá biệt một vài trường hợp tình trạng này trở nên nặng nề hơn bị xuất huyết tử cung), viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung…rất nguy hiểm.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời buồng trứng đa nang có thể mang đến những rủi ro và bệnh tật như:
- Không thể thụ thai do không có sự rụng trứng
- Lông mọc dày và nhiều vùng khác nhau trên cơ thể mất thẩm mỹ do nội tiết tố nam testosteron tăng cao
- Chảy máu bất thường ở tử cung, tăng nguy cơ sản nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung
- Tiểu đường
- Cao huyết áp
- Các bệnh lý về tim mạch, mạch vành
- Béo phì
- Mụn trứng cá
- Rong kinh
Buồng trứng đa nang điều trị như thế nào?
Một tin vui đến những phụ nữ gặp phải hội chứng buồng trứng đa nang đó là nhờ sự can thiệp của y học ngày nay các bạn có thể dễ dàng có thai và tránh được nhưng biến chứng những phiền toái và những mối nguy hại từ hội chứng buồng trứng đa nang.
Tin buồn là chưa có bất kỳ phác đồ điều trị hay loại thuốc đặc trị nào có thể chữa trị dứt điểm chấm dứt hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ.
Buồng trứng đa nang có con tự nhiên được không?
Việc phát hiện sớm và chẩn đoán đúng tình trạng của hội chứng buồng trứng đa nang là rất quan trọng cho quá trình can thiệp để có thai, 17% phụ nữ mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang vẫn có thai tự nhiên khi không cần điều trị hay bất kỳ can thiệp nào của y học, 83% còn lại muốn có thai bắt buộc phải nhờ đến sự can thiệp của một hoặc kết hợp nhiều phương pháp y khoa.
Khi một phụ nữ được chẩn đoán gặp phải hội chứng buồng trứng đa nang và không thể có con tự nhiên, và mong muốn có thai, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị, can thiệp bằng thuốc kích trứng hoặc kết hợp kích trứng với nong noãn, can thiệp ngoại khoa vào buồng trứng như châm, rạch buồng trứng. Các bước để giúp phụ nữ buồng trứng đa nang có thai được thực hiện bằng 3 cách.
- Trước hết phụ nữ có buồng trứng đa nang muốn có thai sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc để kích thích rụng trứng, việc sử dụng thuốc nào và kích thích trong thời gian bao nhiêu lâu sẽ được bác sĩ của bạn chỉ định cụ thể. Trong thời gian sử dụng thuốc kích thích phóng noãn, bác sĩ sẽ theo quá trình phát triển nang trứng bằng siêu âm đầu dò âm đạo đem lại kết quả cao và chính xác, một vài nơi chưa có công nghệ siêu âm này, có thể theo dõi bằng siêu âm đầu dò qua đường bụng, việc siêu âm đầu dò đường bụng có độ chính xác thấp hơn vì khi nang trứng trưởng thành vỡ ra ở kích thước 20-25mm. Cũng có thể sử dụng que để thử thời điểm rụng trứng (phóng noãn) trên nước tiểu. Sử dụng que thử rất thuận tiện nhưng đem lại kết quả chính xác không cao.
- Khi sử dụng thuốc kích thích rụng trứng không đem lại kết quả, bước tiếp theo để can thiệp vào các trường hợp phụ nữ gặp hội chứng buồng trứng đa nang là can thiệp ngoại khoa lên buồng trứng. Trong nhiều trường hợp buồng trứng đa nang không thể giải phóng noãn được từ các nang trứng là do vỏ buồng trứng, lớp bề mặt buồng trứng quá dày khiến nang trứng không thể phóng thích noãn ra ngoài, cách tốt nhất để giải quyết là nội soi chọc thủng hoặc cắt bỏ một vài vị trí bề mặt của buồng trứng, kết hợp với đó là chọc bớt các nang trứng đang phát triển dở dang lúc trước làm thay đổi nội tiết tạo điều kiện cho các nang trứng nguyên thủy khác phát triển và tăng khả năng phát huy của thuốc kích trứng (nếu kết hợp đồng thời hai phương pháp). Việc chọc thủng hoặc cắt bỏ một phần bề mặt buồng trứng này giúp cho các nang trứng mới phát triển và chui qua khe hở vừa được tạo và vỡ ra ngoài, phương pháp này có thể cải thiện khả năng mang thai ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang lên 50 – 60%. Ngoài phương pháp chọc hoặc cắt một phần bề mặt buồng trứng này có thể xẻ các đường song song trên bề mặt của buồng trứng, với việc xẻ dọc này làm tăng các khoảng trống hơn so với chọc, tăng cơ hội cho nang trứng có thể chui ra ngoài bề mặt và vỡ ra giải phóng noãn.
- Nếu can thiệp ngoại khoa buồng trứng nhưng sau 6 chu kỳ kinh không thành công, bạn nên áp dụng kích thích rụng trứng như ở cách 1, nhưng để thành công cao bạn có thể áp dụng kết hợp vừa kích thích rụng trứng với rạch bề mặt buồng trứng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Không kích thích rụng trứng quá 6 chu kỳ kinh, tại sao? bạn vẫn có thể chọn phương pháp này tiếp nhưng việc đem lại kết quả hay không thì khó có câu trả lời cụ thể, vì cơ hội đã vượt qua 6 chu kỳ. Lúc này bạn nên lựa chọn và áp dụng tiến bộ mới nhất trong các trường hợp hiếm muộn là thụ tinh trong ống nghiệm, đối với bệnh nhân lớn tuổi sẽ có nhiều khó khăn hơn bệnh nhân trẻ tuổi trong thụ tinh trong ống nghiệm. Thêm một lý do nữa để bạn không nên kéo dài thời gian sử dụng kích thích trứng quá 6 chu kỳ, mất nhiều thời gian giảm cơ hội trong thụ thai trong ống nghiệm.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn phần nào có thêm kiến thức bổ ích về hội chứng buồng trứng đa nang, hiểu rõ phương pháp mà mình đang điều trị.