Khi điều trị các chứng bệnh có liên quan đến dạ dày, chúng ta thường hay bắt gặp bắt sĩ có kê thuốc Pantoprazole trong toa thuốc của mình. Có bao giờ bạn thắc mắc thuốc Pantoprazole là thuốc gì và tác dụng của thuốc là gì không? Để hiểu rõ hơn về loại thuốc này, mời các bạn theo dõi bài viết sau đây với chúng tôi.
Contents
1. Thuốc Pantoprazole là gì?
Pantoprazole là một loại thuốc ức chế bơm proton. Thuốc có tác dụng ức chế sự bài tiết axit vào trong lòng dạ dày. Do đó, thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
- Điều trị loét dạ dày – tá tràng hoặc dùng để dự phòng loét dạ dày tá tràng do sử dụng thuốc chống viêm NON steroid.
- Ức chế sự tăng tiết axit dịch vị trong các bệnh lý như hội chứng Zolliger – Ellison.
Thuốc được bào chế và đóng gói thành các dạng sau:
- Viên nén hàm lượng 20mg, 40mg.
- Viên nang hàm lượng 40mg.
- Bột pha tiêm hàm lượng 40mg.
2. Sử dụng Pantoprazole như thế nào?
Uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ và đọc kỹ nhãn thuốc trước sử dụng. Uống thuốc một lần vào mỗi bữa sáng, có thể uống trước ăn vẫn sau ăn. Có thể uống Pantoprazole chung với thuốc kháng axit.
Khi uống nuốt nguyên viên thuốc, không nhai nát hoặc nghiền thuốc ra uống.
Nếu trong quá trình sử dụng thuốc có thắc mắc, hãy nhờ sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ.
Trường hợp quên sử dụng một liều thì hãy uống ngay sau khi nhớ ra. Nhưng nếu lần uống này gần với thời gian uống của lần tiếp theo thì nên bỏ qua và đợi đến lần tiếp theo uống như kế hoạch. Không được tăng liều uống lên gấp đôi để bù lại lần uống đã quên trước đó.
3. Liều dùng của thuốc Pantoprazole
- Liều dùng của Pantoprazole đối với người lớn:
+ Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản:
Uống 1 viên Pantoprazole 40mg 1 lần vào buổi sáng trong vòng 4 tuần. Thời gian điều trị có thể tăng lên nếu sau 4 tuần vẫn chưa khỏi. Đối với những người có vết loét thực quản thì thời gian điều trị có thể tăng lên 16 tuần nếu sau 8 tuần điều trị vết loét chưa lành.
+ Điều trị loét dạ dày lành tính: Uống 1 viên 40mg / ngày trong vòng từ 4 – 8 tuần.
+ Điều trị loét tá tràng: Uống 40mg/ ngày trong vòng 2 – 4 tuần.
+ Điều trị vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori):
Trường hợp này cần phối hợp sử dụng Pantoprazol với 2 loại kháng sinh và sử dụng 1 trong 3 phác đồ sau:
. Phác đồ 1: uống 1 viên Pantoprazole 40mg + 1g amoxicylline + 500mg Clarithromycine. Uống ngày 2 lần liên tục trong 7 ngày.
. Phác đồ 2: uống 1 viên Pantoprazole 40mg + 500g metronidazole + 500mg Clarithromycine. Uống ngày 2 lần liên tục trong 7 ngày.
. Phác đồ 3: uống 1 viên Pantoprazole 40mg +1g amoxicylline + 500g metronidazole. Uống ngày 2 lần liên tục trong 7 ngày.
+ Giảm liều sử dụng đôi với những người bị suy gan, suy thận nặng. Không được sử dụng quá 40mg mỗi ngày đối với người bị suy gan, suy thận.
+ Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: dùng liều khởi đầu 80mg/ ngày. Sau đó điều chỉnh lại cho phù hợp. Liều tối đa có thể sử dụng là 240mg/ ngày. Nếu sử dụng liều lớn hơn 80mg/ ngày thì cần chia thành 2 lần để uống.
- Liều dùng đối với trẻ em:
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về việc sử dụng thuốc trên trẻ em. Do đó không nên sử dụng thuốc trên đối tượng này vì thuốc có thể không an toàn cho trẻ.
4. Tác dụng phụ khi sử dụng Pantoprazole
- Những tác dụng phụ thường gặp ra khi sử dụng Pantoprazole như: đau đầu, mệt mỏi, khô miệng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, đau cơ khớp, nổi mề đay…
- Những tác dụng phụ ít gặp hơn như: tăng men gan, suy nhược, ngứa, chóng mặt…
- Các tác dụng phụ nghiêm trọng và hiếm gặp hơn khi sử dụng Pantoprazole bao gồm:
+ Dị ứng, phù, khó chịu, toát mồ hôi.
+ Mụn trức cá, viêm da, rụng tóc, phát ban.
+ Rối loạn tiêu hóa, ợ nóng.
+ Nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ, ngủ gà, kích thích, ảo giác, dị cảm…
+ Giảm tiểu cầu, bạch cầu. Tăng bạch cầu ưa axit, giảm natri máu.
+ Ở nam có thể bị liệt dương, bất lực.
+ Viêm gan, vàng da.
Không phải ai cũng gặp tác dụng phụ khi sử dụng Pantoprazole và trên đây cũng chưa bao gồm hết các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc. Do đó, trong quá trình sử dung nếu có biểu hiện bất thường hoặc còn thắc mắc, bạn hãy nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ.
5. Tương tác thuốc khi sử dụng Pantoprazole
Pantoprazole có thể tương tác với một số loại thuốc khác nếu sử dụng cùng lúc với nhau. Sự tương tác này có thể làm giảm khả năng hoạt động của thuốc hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Do đó, vì vấn đề an toàn và sử dụng thuốc hiệu quả, bạn nên báo với bác sĩ các loại thuốc hiện đang sử dụng để được tư vấn nhiều hơn về tính tương tác thuốc.
Pantoprazole có thể làm giảm hấp thu ketoconazol hoặc itraconazol tùy thuộc vào độ PH của dạ dày. Thuốc không gây tương tác với kháng sinh hoặc thuốc kháng axit nếu sử dụng chung.
Một số loại thức ăn, rượu bia, thuốc lá hoặc các thức uống có chứa chất kích thích có thể làm giảm khả năng hoạt động của Pantoprazole. Do đó không sử dụng thuốc chung với rượu bia hoặc các chất kích thích khác. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có thắc mắc trong quá trình sử dụng.
Pantoprazole còn có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người sử dụng, hãy báo ngay với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe.
6. Thận trọng/ cảnh báo khi sử dụng Pantoprazole
Khi sử dụng Pantoprazole cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Người dị ứng với Pantoprazole hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào trước đó kể cả thảo dược, thực phẩm chức năng, thức ăn, hóa chất… cần báo cho bác sĩ biết trước khi sử dụng thuốc.
- Người bị bệnh gan, xơ gan, suy gan, suy thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc đối với đối tượng là người cao tuổi.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Khi dùng thuốc để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cần phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày bởi vì thuốc có thể che lấp các tổn thương và làm cho việc chẩn đoán ung thư trở nên chậm hơn.
- Không sử dụng thuốc bị hỏng, bong tróc bao bì hoặc quá hạn sử dụng. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ mặc dù các triệu chứng của bệnh đã giảm.
7. Bảo quản thuốc Pantoprazole đúng cách
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt và có ánh sáng trực tiếp. Không để thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc trong bồn tắm, nên bảo quản thuốc ở nơi không ráo, thoáng mát. Để tránh xa tầm tay của trẻ em và các con vật nuôi trong nhà.
Thuốc không sử dụng do bị hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng không được vứt bừa bãi. Đặc biệt không bỏ vào toilet hoặc đường ống dẫn nước nếu như chưa được yêu cầu. Hãy bỏ thuốc đúng nơi hoặc tìm hiểu cách xử lý thuốc quá hạn theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc khi sử dụng để bảo quản đúng cách.
Vừa rồi là những thông tin về công dụng, liều dùng và cách dùng của thuốc Pantoprazole mà chúng tôi chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc. Nếu còn thắc mắc trong quá trình sử dụng, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hay dược sĩ nhé!