Thận trọng khi dùng Cetirizin hydroclorid khi nào?

0
3157
Cetirizin hydroclorid là thuốc gì?
Cetirizin hydroclorid là thuốc gì?

Là thuốc kháng histamin mạnh, thuốc Cetirizin hydroclorid được chỉ định điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, mày đay mãn tính vô căn ở người lớn và trẻ em, viêm kết mạc dị ứng.

Contents

Cetirizin hydroclorid là thuốc gì?

Cetirizin hydroclorid là thuốc kháng histamin mạnh, đối kháng thụ thể H1, có tác dụng chống dị ứng nhưng không gây buồn ngủ ở liều điều trị.

Cetirizin hydroclorid có thành phần chính là Cetirizine hydrocloride, được bào chế theo dạng viên nén, viên nén bao phim hàm lượng 10mg và 5mg, dung dịch 1mg/1ml.

Thuốc Cetirizin hydroclorid có tác dụng gì?

Theo các bác sĩ, chuyên khoa Cao đẳng Dược Hà Nội, thuốc Cetirizin hydroclorid được chỉ định trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng kéo dài dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mãn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, điều trị viêm kết mạc dị ứng.

Ngoài ra, thuốc Cetirizin cũng có thể được kê cho những mục đích khác. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, cần phải trao đổi kỹ với các bác sĩ hoặc dược sĩ để được chỉ định liều dùng phù hợp, tránh tai biến không mong muốn.

Liều lượng và cách dùng

Đối với thuốc Cetirizin hydroclorid, tùy thuộc vào từng đối tượng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.

– Liều dùng Cetirizin hydroclorid đối với người lớn: đối với viên nén liều thường dùng là 01 viên hàm lượng 10mg/ngày hoặc dùng liều 5mg uống 2 lần mỗi ngày. Nếu dùng dung dịch, liều thường dùng là 10ml (10mg) dùng 1 lần mỗi ngày hoặc dùng liều 5ml (5mg) uống 2 lần mỗi ngày.

– Liều dùng đối với trẻ em: dùng thuốc uống đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên, liều lượng tương tự người lớn. Trường hợp dùng dung dịch được khuyến cáo dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên, liều dùng tương tự người lớn.

Tác dụng phụ của thuốc Cetirizin hydroclorid

Thuốc Cetirizin hydroclorid có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ thường gặp là mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn hoặc tăng cảm giác thèm ăn, tăng tiết nước bọt. Các triệu chứng này chỉ thoáng qua và hết khi ngừng thuốc.

Tuy nhiên, cần kịp thời gặp bác sĩ điều trị khi xuất hiện các triệu chứng sau đây:

– Ảnh hưởng tới tim mạch với các biểu hiện tim đập nhanh, đập mạnh hoặc loạn nhịp tim.

– Xuất hiện các vấn đề về thị giác hoặc các triệu chứng suy nhược, run không kiểm soát, khó ngủ, lú lẫn.

– Những tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng bao gồm: thiếu máu do tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp nghiêm trọng, choáng phản vệ, viêm gan, ứ mật, viêm cầu thận. Khi xuất hiện các triệu chứng này cần ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ điều trị.

Thận trọng khi dùng Cetirizin hydroclorid khi nào?

Cetirizin hydroclorid được chỉ định điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Cetirizin hydroclorid được chỉ định điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Ngoài gây ra một số tac dụng phụ không mong muốn. Khi dùng thuốc Cetirizin hydroclorid cần lưu ý với các trường hợp sau đây:

– Không dùng thuốc Cetirizin hydroclorid đối với những trường hợp có tiền sử dị ứng với Cetirizin và hydroxyzin.

– Với những người bệnh suy gan, suy thận khi dùng Cetirizin hydroclorid cần phải được điều chỉnh giảm liều và theo dõi thường xuyên.

– Thận trọng khi dùng Cetirizin hydroclorid với những người làm nghề lái tàu xe, vận hành máy móc vì thuốc có thể gây buồn ngủ, ngủ gà.

– Cetirizin hydroclorid có thể dùng đường uống và có thể dùng trong bữa ăn. Tuy nhiên, cần điều chỉnh giảm liều với người cao tuổi.

– Tránh dùng đồng thời Cetirizin hydroclorid với chất kích thích như rượu, bia hay các thuốc ức chế thần kinh trung ương, vì có thể làm gia tăng thêm tác dụng của thuốc này.

– Ngoài ra, không dùng Cetirizin hydroclorid đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú vì hiện vẫn chưa có nghiên cứu xác định độ an toàn của thuốc đối với thai nhi.

– Khi bị quá liều có thể dẫn tới hiện tượng ngủ gà, đối với trẻ em có thể bị kích động, cần kịp thời gây nôn ngay, sau đó kịp thời chuyển đến cơ sở y tế để được rửa dạ dày và được dùng các biện pháp hỗ trợ khác như bù nước điện giải…

– Để không làm giảm hiệu quả trị bệnh, cần bảo quản thuốc đúng nơi quy định, tránh ánh sáng trực tiếp. Không để thuốc ở những nơi ẩm ướt như phòng tắm hay trong tủ lạnh vì có thể khiến thuốc mất tác dụng.

– Ngoài ra, không được tự ý tăng hoặc giảm liều, bỏ liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý điều chỉnh liều có thể làm gia tăng các phản ứng phụ và khiến tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn. Do đó, cần tuân thủ theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định.

Những thông tin về thuốc Cetirizin hydroclorid mới dừng ở mức khái quát, để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để tư vấn tốt nhất.