Thuốc Atropine là gì? Công dụng và liều dùng như thế nào?

0
2330
Thuốc Atropine là gì?

Atropine là thuốc gì? Thuốc Atropine có tác dụng như thế nào? Liều dùng và cách dùng của thuốc ra sao? Trong quá trình sử dụng thuốc cần lưu ý những điều gì? Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về thuốc.

Contents

1. Thuốc Atropine là gì?

Atropine là một loại thuốc thuốc nhóm thuốc kháng acetyl cholin hay còn gọi là thuốc ức chế đối giao cảm. Thuốc tác dụng lên thần kinh giao cảm nên có có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn và làm giảm sự bài tiết của một số cơ quan trong cơ thể như giảm tiết axit dịch vị, giảm dịch tiết của tuyến tụy, nước bọt, nước mũi….

Thành phần của Atropine là Atropin Sulfat. Thuốc được bào chế thành nhiều dạng với hàm lượng khác nhau như:

  • Dạng dung dịch dùng để tiêm với hàm lượng 0,1 mg/ml; 0,05 mg/ml; 0,4 mg/ml; 0,8 mg/ml; 1 mg/ml.
  • Dạng dung dịch dùng để nhỏ mắt hàm lượng 1%.
  • Viên nén hàm lượng 0,4mg.

Các tác dụng của thuốc Atropine bao gồm:

  • Atropine có tác dụng làm giảm sự co thắt cơ ở đường tiêu hóa như cơ dạ dày, ruột, bàng quang và túi mật. Tác dụng này sẽ giúp kiểm soát các bệnh viêm đại tràng, co thắt bàng quang, viêm túi thừa, đau co thắt thận và mật, viêm loét dạ dày tá tràng hay hội chứng kích thích ruột.
  • Giúp làm giảm sự tiết dịch của một số cơ quan trong cơ thể nên giúp kiểm soát được được axit dịch vị do dạ dày tiết ra, dịch của tuyến tụy, tuyến nước bọt,… và làm khô các chất dịch sinh ra trong các bệnh nhiễm trùng, dị ứng.
  • Dùng để điều trị các triệu chứng như run, tiết nước bọt, đổ mồ hôi nhiều, cứng do mắc bệnh Parkinson.
  • Atropine còn có tác dụng lên tim do đó thuốc được sử dụng trong quá trình phẫu thuật để duy trì chức năng tim và điều trị một số rối loạn về tim.
  • Thuốc có tác dụng giúp kiểm soát sự thay đổi tâm trạng ở các bệnh nhân đang bị u não.
  • Thuốc còn có tác dụng điều trị một số bệnh ở mắt.

Ngoài các tác dụng trên, Atropine còn được chỉ định điều trị một số bệnh mà trên nhãn thuốc không có ghi nhưng trong quá trình điều trị một số bệnh bác sĩ có thể sử dụng Atropine nếu như cần thiết.

2. Sử dụng Atropine như thế nào đúng cách?

Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc trong quá trình sử dụng hãy nhờ đến sự tư vấn chuyên môn của điều dưỡng, bác sĩ hay dược sĩ.

Sử dụng Atropine như thế nào đúng cách
Sử dụng Atropine như thế nào đúng cách

Thuốc có thể sử dụng ở đường tiêm, uống hoặc tra mắt.

Liều dùng của Atropine được xác định dựa trên tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng với thuốc của cơ thể.

Hãy báo với bác sĩ nếu bạn gặp các tình trạng về sức khỏe hoặc tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn.

3. Liều dùng của thuốc Atropine

  • Liều dùng của Atropine đối với người lớn:

+ Đối với người bị bệnh nhịp tim chậm dùng liều 0,4 – 1mg tiêm tĩnh mạch 1 lần. Có thể lặp lại sau mỗi 1 – 2 giờ khi cần thiết để đạt nhịp tim thích hợp.

+ Đối với người bị blốc nhĩ thất sử dụng liều 0,4 – 1mg tiêm tĩnh mạch và có thể lặp lại sau mỗi 1 – 2 giờ trong trường hợp cần thiết.

+ Liều dùng đối với người bị ngột độc phốt pho hữu cơ:

Trường hợp có các triệu chứng nhẹ khi tiếp xúc với chất độc thần kinh: bơm tự động AtroPen liều 2mg/0,7ml. Sau đó tiếp tục dùng thêm 2 liều bổ sung 2mg/0,7ml AtroPen trong 10 phút sau khi tiêm mũi đầu tiên nếu như bệnh nhân có các triệu chứng như co giật cơ bắp, hôn mê, khó thở, tiết dịch nghiêm trọng ở phổi, đại – tiểu tiện không ý thức.

Trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng khi tiếp xúc với chất độc: bơm tự độn AtroPen vào giữa đùi liên tiếp 3 mũi 2mg/0,7ml.

Liều dùng của thuốc Atropine
Liều dùng của thuốc Atropine

+ Đối với người bị ngộ độc chất kháng mem Cholinesterase: dùng liều 2 – 3 mg tiêm tĩnh mạch 1 lần. Có thể lặp lại khi cần thiết.

  • Liều dùng của Atropine đối với trẻ em:

+ Đối với trẻ em bị chậm nhịp tim: dùng liều 0,01 – 0,03mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 5 phút cho 2 – 3 lần khi cần thiết. Liều tối thiểu là 0,1mg và tối đa là 0,5mg. Nội khí quản: 0,04 – 0,06mg/kg.

+ Đối với trẻ em bị blốc nhĩ thất: dùng liều 0,01 – 0,03 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 5 phút cho 2 – 3 lần khi cần thiết. Liều tối thiểu là 0,1mg và liều tối đa là 0,5mg. Đặt nội khí quản liều 0,04 – 0,06mg.

+ Đối với trường hợp ngộ độc phốt pho hữu cơ: sử dụng 0,25mg/0,3 ml bơm tự động AtroPen.

Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho ý kiến chuyên môn của bác sĩ. Do đó nếu trong quá trình sử dụng có thắc mắc gì, bạn hãy nhờ đến sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ hay dược sĩ.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng Atropine

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Atropine bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng, thay đổi nhịp tim (nhanh hoặc bất thường), phát ban, nổi đỏ ngoài da, đau mắt. Khi có những biểu hiện này bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để có thể được xử trí đúng cách và kịp thời.
  • Đau đầu, chóng mặt hoặc cảm giác lâng lâng.
  • Suy nhược thần kinh, căng thẳng.
  • Mờ mắt, giãn đồng tử hoặc dễ bị nhạy cảm với ánh sáng.
  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, đầy hơi, táo bón.
  • Khô miệng, thay đổi vị giác, nghẹt mũi.

Trên đây không bao gồm hết tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Atropine và không phải ai cũng có thể gặp những tác dụng phụ này khi sử dụng thuốc. Do đó, bạn hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ nếu như còn thắc mắc trong quá trình sử dụng.

5. Tương tác thuốc khi sử dụng Atropine

Atropine có thể gây tương tác với các loại thuốc sau nếu như sử dụng chung: Belladonna, thuốc giãn phế quản, Digoxin, Glycopyrrolate, Mepenzolate, thuốc tác động lên hệ bàng quang hay đường tiết niệu, thuốc kích thích nhu động ruột.

Tương tác thuốc khi sử dụng Atropine
Tương tác thuốc khi sử dụng Atropine

Những loại thuốc này nếu sử dụng chung với Atropine có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc làm gia tăng mức độ ảnh hưởng của tác dụng phụ. Do đó để đảm bảo an toàn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tính tương tác thuốc khi sử dụng chung với Atropine.

Atropine còn có thể gây nên những vấn đề đối với sức khỏe, đặt biệt là đối với những người mắc các bệnh như: bệnh gan, tăng huyết áp, viêm loét đại tràng, thoát vị đĩa đệm, phì đại tuyến tiền liệt, hen suyễn hay bệnh phổi mãn tính.

6. Thận trọng/ cảnh báo khi sử dụng Atropine

Để sử dụng Atropine an toàn bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Thận trọng cảnh báo khi sử dụng Atropine
Thận trọng cảnh báo khi sử dụng Atropine
  • Hãy nói với bác sĩ của bạn nếu bạn bị dị ứng với thành phần của Atropine, belladona hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Người bị tăng nhãn áp nên thận trọng khi sử dụng thuốc.
  • Người đang mang thai, dự định có thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để phân tích sự lợi hại khi sử dụng thuốc.
  • Không sử dụng thuốc khi vận hành máy móc hoặc tàu xe vì thuốc có thể làm ảnh hưởng đến thị lực.

7. Bảo quản thuốc Atropine đúng cách

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Để ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp. Không để thuốc trong phòng tắm hoặc ngăn đông của tủ lạnh. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và các con vật nuôi trong nhà.

Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản ghi trên nhãn thuốc để bảo quản cho đúng cách.

Vừa rồi là những thông tin về thuốc Atropine. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuốc. Nếu trong quá trình sử dụng vẫn còn thắc mắc, bạn hãy nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ hay dược sĩ.