Các thuốc sử dụng đường uống dạng siro, dung dịch, hỗn dịch… được kê đơn điều trị ngoại trú rất phổ biến. Tuy nhiên, các bệnh nhân cho đến dược sĩ tư vấn trực tiếp tại nhà thuốc, quầy thuốc mới chỉ quan tâm đến hạn sử dụng kể từ ngày sản xuất. Một số thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng không có điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng thuốc sau khi mở nắp. Để tránh lãng phí và an toàn trong sử dụng thuốc, bài viết giúp nhân viên y tế nắm và hiểu rõ cách bảo quản và thời hạn sử dụng các thuốc đa liều.
Contents
Một số định nghĩa
Thuốc đa liều:
– Lọ (chai) được dán nhãn sử dụng nhiều liều bởi nhà sản xuất và chứa chất bảo quản
– Thuốc được đóng gói trong một đơn vị lọ (chai) chứa nhiều hơn một liều nhưng không giới hạn, bao gồm: thuốc uống dạng lỏng, thuốc bôi ngoài da, thuốc nhỏ mắt, thuốc dạng hít, thuốc tiêm ( vd: insulin, …).
Hạn sử dụng: ngày mà nhà sản xuất khuyến cáo trên bao bì trực tiếp và bao bì gián tiếp. Đây là thời điểm mà thuốc không còn được chấp nhận là có hiệu quả điều trị hoặc có thể gây hại cho bệnh nhân.
Hạn sử dụng sau khi mở nắp: sau khi mở nắp được đóng gói lại vì không tiếp tục sử dụng và lưu trữ. Thời điểm này được tính toán cả độ ổn định và vô trùng của thuốc.
Nguyên tắc bảo quản thuốc sau khi mở nắp
– Sau khi mở nắp cần ghi chú ngày mở nắp, thời hạn sử dụng sau khi mở nắp
– Bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất. Nếu như nhà sản xuất không đưa ra điều kiện và thời hạn bảo quản sau khi mở nắp thì bảo quản như bảng 1.
– Thời hạn sau khi mở nắp phải đảm bảo trước hạn sử dụng kể từ ngày sản xuất
– Đảm bảo chất lượng thuốc sau khi mở nắp
Bảng 1. Thời hạn sử dụng các dạng thuốc sau khi mở nắp
Dạng thuốc | Hạn sử dụng sau khi mở nắp |
Đối với dạng thêm nước ( hỗn dịch pha uống, dung dịch pha thuốc…) | 14 ngày ở nhiệt độ 2-80C |
Đối với dạng không thêm nước ( thuốc uống dạng lỏng: siro, dung dịch…) | 6 tháng |
Danh mục điều kiện bảo quản một số thuốc đa liều dạng uống tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ y tế (2015), Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
Thông tin kê toa của nhà sản xuất
United States Pharmacopeial Convention (2013),”Pharmaceutical compounding– Nonsterile preparations”, The United States Pharmacopeial Convention .
https://www.medicines.org.uk/emc/
https://www.mims.com/
Jason Punyer (2018), Rotherham Clinical Comissioning Group good practice guidance for Care and Nursing homes on expiry dates of medicines, Ratified 26th October 2016; review November 2018
BC children’s hospital and BC women’s hospital & health centre (2015), Medication provided in multi-dose format, Policy # PTN 02.006.
Tác giả: DS. Nguyễn Thị Huyền Thư – Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
Nguồn: Nhịp cầu dược lâm sàng.