Clomipramin hydrochlorid thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng, do đó thuốc có tác dụng điều trị trầm cảm cũng như các rối loạn ám ảnh cưỡng chế…
Contents
Clomipramin hydrochlorid là thuốc gì?
Clomipramin hydrochlorid có tên quốc tế là Clomipramine hydrochloride thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng. Thuốc hoạt động bằng cách khôi phục sự cân bằng của các chất tự nhiên (giữa serotonin và các chất khác) trong não. Do vậy, Clomipramin hydrochlorid có tác dụng trong điều trị trầm cảm cũng như các rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và các cơn hoảng loạn.
Clomipramin hydrochlorid được bào chế theo dạng viên nén hàm lượng lần lượt là 10mg, 25mg, 75mg; viên nang hàm lượng là 25mg, 50mg và 75mg; dạng dung dịch để tiêm bắp (hoặc tiêm tĩnh mạch) hàm lượng là 12,5mg và 25mg trong 2ml.
Tác dụng của thuốc Clomipramin hydrochlorid
Là thuốc chống trầm cảm ba vòng, Clomipramin hydrochlorid được chỉ định điều trị trầm cảm như trầm cảm thực sự có u sầu, trầm cảm sâu hoặc kéo dài, không có u sầu.
Thuốc cũng được dùng để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Thuốc có thể làm giảm những suy nghĩ dai dẳng không mong muốn. Ngoài ra, thuốc cũng được dùng để điều trị các cơn hoảng sợ và hội chứng đau không rõ nguyên nhân có biểu hiện trầm cảm, chán ăn, đau mãn tính.
Liều lượng và cách dùng
* Liều dùng đối với người lớn:
– Điều trị bệnh trầm cảm:
- Liều khởi đầu thường dùng là 25mg/ngày uống 1 lần trước khi ngủ.
- Liều duy trì có thể tăng đến 100mg/ngày trong 2 tuần điều trị đầu tiên.
- Liều tối đa không quá 250mg/ngày.
– Điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế:
- Liều khởi đầu dùng 25mg/ngày uống 1 lần trước khi ngủ.
- Liều duy trì có thể tăng đến 100mg/ngày trong 2 tuần điều trị đầu tiên.
- Liều tối đa không quá 250mg/ngày.
– Điều trị chứng hoảng sợ có hoặc không kèm theo chứng sợ khoảng rộng: liều thường dùng là 12,5 – 150mg/ngày. Có thể dùng liều cao hơn đối với bệnh nhân mắc chứng hoảng sợ khoảng rộng. Liều tối đa có thể tăng lên 200mg/ngày.
– Điều trị chứng giữ nguyên tư thế có kèm theo cơn ngủ rũ: Liều thường dùng 25 – 200mg/ngày.
* Liều dùng đối với trẻ em:
– Liều dùng đối với trẻ em từ 10 – 17 tuổi:
- Liều khởi đầu thường dùng là 25mg/ngày uống 1 lần trước khi ngủ.
- Liều duy trì có thể tăng tới 3mg/kg hoặc 100mg, dùng bất cứ liều nào thấp hơn trong 2 tuần đầu tiên.
- Liều tối đa không được quá 3mg/kg/ngày hoặc 200mg vì sẽ tăng nguy cơ co giật. Ngoài ra, không được ngừng thuốc đột ngột vì có thể dẫn tới hội chứng thiếu thuốc và trạng thái tâm thần của người bệnh có thể xấu đi. Do đó, cần giảm liều trong khoảng 2 tuần sau đó có thể ngừng hẳn và cần phải theo dõi người bệnh thật chặt chẽ khi đã thôi uống clomipramin.
Tác dụng phụ của thuốc Clomipramin hydrochlorid
Clomipramin hydrochlorid có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, phản ứng phụ thường gặp nhất là an thần (chiếm 20%) và rối loạn điều tiết (chiếm 10%). Chính vì vậy, cần kịp thời gặp bác sĩ khi có bất kỳ triệu chứng bất thường, bào gồm các dấu hiệu dưới đây:
– Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như chóng mặt, mất định hướng, mệt mỏi, nhức đầu. Một số trường hợp có biểu hiện chán ăn, sốt, phù nề thậm chí sốt.
– Phản ứng dị ứng như nổi phát ban trên da, nổi mề đay, chạy cảm với ánh nắng, rụng tóc, xuất huyết, phù mặt hoặc lưỡi.
– Gặp các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn và nôn mửa, khô miệng, đau bụng và táo bón.
– Ảnh hưởng tới hệ thần kinh với các biểu hiện như loạn cảm, run, khó phát âm thậm chí ảo giác, co giật, động kinh.
– Gặp các vấn đề về mắt và tai như tăng nhãn áp, ù tai, viêm tuyến tai giữa.
– Tăng enzym gan, vàng da, ở nam giới có thể sưng tinh hoàn, ở phụ nữ có thể tiết nhiều sữa.
– Ngoài ra, Clomipramin có thể gây ra những tai biến có liên quan đến bản chất của bệnh, chẳng hạn ngừng dùng thuốc ức chế tâm lý – vận động sẽ làm tăng nguy cơ tự sát hoặc tăng cân, dễ bị sâu răng khi dùng thuốc dài ngày.
Thận trọng khi dùng thuốc Clomipramin hydrochlorid
– Trong thời gian điều trị bằng thuốc Clomipramin hydrochlorid cần theo dõi cẩn thận vì người bệnh có nguy cơ tự sát.
– Đối với bệnh nhân bị động động kinh không kiểm soát hoặc bị giảm ngưỡng gây co giật, cần được tăng cường điều trị bệnh động kinh trước và trong khi điều trị bằng clomipramin. Phải thận trọng khi ngừng dùng thuốc chống động kinh như benzodiazepin.
– Không dùng thuốc đối với những người dị ứng với Clomipramin hoặc các thuốc chống trầm cảm ba vòng loại benzazepin.
– Không dùng Clomipramin đối với bệnh nhân mới hồi phục sau nhồi máu cơ tim.
– Thận trọng khi dùng thuốc đối với người mắc bệnh tim, cần điều trị nghẽn nhĩ – thất và loạn nhịp. Đồng thời, bệnh nhân cần phải được kiểm tra tim mạch thường xuyên và điều chỉnh liều dùng Clomipramin hợp lý.
– Đối với người bị cường giáp dùng Clomipramin có nguy cơ bị ngộ độc tim.
– Thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân bị tăng nhãn áp, có tiền sử bị glôcôm góc hẹp, bí tiểu tiện do tuyến tiền liệt phì đại vì bệnh có nguy cơ nặng thêm do tác dụng kháng đối giao cảm của thuốc. Đối với người bệnh có u tủy thượng thận dễ xuất hiện cơn cao huyết áp.
– Ngoài những người mắc bệnh gan hoặc thận nặng, những người cao tuổi cũng cần lưu ý khi dùng thuốc vì dễ nhạy cảm với các tác dụng phụ kháng đối giao cảm của thuốc hơn là người bệnh trung niên.
– Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, Clomipramin đi qua nhau thai và vào thai. Hiện các nghiên cứu vẫn chưa xác định thuốc có gây quái thai hay không. Tuy nhiên, ở một số trường hợp trẻ sơ sinh có mẹ uống thuốc trong thời kỳ mang thai có biểu hiện ngấm atropin, tăng kích thích, run, co giật, chướng bụng, suy hô hấp và có nguy cơ bí tiểu tiện. Do đó, cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.