Thuốc Patrotadin dùng để chữa bệnh gì?

0
5246
Tìm hiểu tác dụng của patrotadin
Tìm hiểu tác dụng của patrotadin

Hôm nay alydarpharma xin được chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về một thuốc mới xuất hiện trên thị trường nhưng lại được sử dụng rất nhiều hiện nay tại các nhà thuốc, đó là thuốc Patrotadin được sản xuất bởi Công Ty Trách nhiệm hữu hạn US PHARMA USA.

Contents

Những thông tin cơ bản về thuốc Patrotadin?

Thuốc Patrotadin được biết đến là một thuốc thuộc trong nhóm các thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc này hay được các dược sĩ kê đơn để điều trị cho các triệu chứng như ho có đờm,… Thuốc Patrotadin có chứa thành phần chính là Paracetamol tương ứng với hàm lượng 500mg; Guaifenesin với hàm lượng 200mg; Dextromethorphan HBr với hàm lượng 15mg và cuối cùng là Loratadin với hàm lượng 5mg.

Các thành phần tá dược đi kèm với loại thuốc này được kể đến như: Magnesi stearat; Starch 1500; Microcrystalline Cellulose; Talc; Lactose monohydrate và còn nhiều các tá dược khác, bạn có thể xem chúng chi tiết ở trên bao bì của sản phẩm này.

Theo các dược sĩ nghiên cứu thì điều kiện có thể bảo quản thuốc tốt nhất là tại môi trường mà ở nơi đó phải khô thoáng, nhiệt độ tại đây phải dưới 30°C và lưu ý tránh không cho ánh sáng chiếu trực tiếp vào thuốc làm hỏng thuốc.

Hạn sử dụng thuốc trong vòng 36 tháng tức là 3 năm kể từ ngày sản xuất. Một điều mà chắc chăn ai cũng phải biết đó là không được sử dụng thuốc khi nó đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì, nếu sử dụng thuốc đã hết hạn sẽ gây ra những tác dụng sai khác hoặc không có tác dụng, thậm chí có thể có những tác dụng phụ xảy ra.

Thuốc Patrotadin được các dược sĩ bào chế ở dạng viên nén bao phim và đóng gói trong một hộp.

Tác dụng của thuốc Patrotadin là gì?

Thuốc Patrotadin được chỉ định trong điều trị các triệu chứng như:

  • Khi bị tình trạng ho có đờm
  • Khi bị sốt
  • Khi bị cảm lạnh
  • Trong trường hợp bị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc là bị viêm xoang
  • Trong trường hợp bị viêm phế quản

Thuốc Patrotadin có những chống chỉ định nào?

Thuốc nào cũng vậy, bên cạnh chỉ định luôn có những chống chỉ định mà tại đó những trường hợp đặc biệt không được sử dụng thuốc ở bất kỳ hình thức nào. Dưới đây là những trường hợp không được sử dụng thuốc này.

Bạn không sử dụng thuốc này khi bạn có tiền sử bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Vì lý do nhiều trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra khi bác sĩ kê thuốc mà không chú ý đến tiền sử bị dị ứng của bệnh nhân làm nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân. Vì thế, nếu có tiền sử bị dị ứng, bạn tuyệt đối không được “động” đến thuốc.

Không dùng thuốc cho trẻ em nhỏ hơn 6 tuổi.

Không sử dụng thuốc nếu bệnh nhân bị suy gan, suy thận hay có chức năng gan thận kém vì thuốc được chuyển hóa qua gan và đào thải qua thận, bất cứ cơ quan nào trong hai cơ quan này kém hoạt động đều gây ảnh hưởng đến tác dụng và độc tính của thuốc.

Tuyệt đối không dùng thuốc ở những bệnh nhân bị di truyền thiếu hụt men glucose-6-phosphat dehydrogenase vì có thể gây tăng độc tính của thuốc thậm chí nặng hơn.

Liều lượng và cách dùng

Liều dùng như thế nào?

Liều dùng của thuốc ở đối tượng người lớn hay ở trẻ em lớn hơn 12 tuổi là uống 1 viên trong 1 lần.

Cách dùng thuốc như thế nào?

Bạn dùng đường uống, lưu ý uống sao cho mỗi lần cách nhau khoảng thời gian 6 giờ đồng hồ và trong một ngày không được uống quá 6 viên.

Những thận trọng cũng như cảnh báo khi sử dụng thuốc Patrotadin

  • Một đợt điều trị không quá 7 ngày, nếu sau 7 ngày vẫn không thuyên giảm thì bắt buộc phải ngưng sử dụng thuốc. 
  • Thận trọng đối với bệnh nhân bị bệnh mạch vành, đau thắt ngực không ổn định, đau thắt ngực ổn định, đái tháo đường.
  • Không dùng thuốc Patrotadin cùng lúc với bất kì thuốc nào khác có chứa các thành phần paracetamol và loratadin vì có thể làm tăng nguy cơ quá liều.

Phụ nữ có thai và cho con bú có sử dụng được thuốc không?

  • Phụ nữ có thai: Chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, cần cân nhắc lợi ích và tác hại thuốc gây ra.
  • Phụ nữ cho con bú: Tính an toàn của thuốc chưa được xác lập. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Thuốc có chất kháng histamin sẽ làm tăng nguy cơ của chất kháng histamin đối với trẻ sơ sinh và sinh non nên các mẹ cần phải cân nhắc kĩ khi quyết định ngừng cho con bú hay không uống thuốc

Những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc

Tác dụng không mong muốn của thuốc Patrotadin
Tác dụng không mong muốn của thuốc Patrotadin
  • Hoảng sợ khó chịu, kích thích, mệt, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, run, thậm chí ảo giác, co giật, nhịp tim nhanh, da đỏ bừng, mề đay, khô miệng,..
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, thay đổi huyết học,..
  • Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Tương tác của patrotadin với các thuốc khác như thế nào?

Paracetamol làm tăng tác dụng của thuốc kháng đông (Warfarin). Rượu, thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin) và isoniazid có thể làm tăng độc tính của paracetamol đối với gan.

Cholestyramin ức chế sự hấp thu của paracetamol. Cimetidin, ketoconazol, erythromycin làm tăng nồng độ của loratadin trong huyết tương, nhưng không có biểu hiện lâm sàng vị loratadin có chỉ số điều trị rộng. Textromethorphan làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh trung ương.

Quinidin làm tăng nồng độ trong huyết thanh và tác dụng của dextromethorphan. Các thuốc ức chế monoaminoxidase có thể tương tác nguy hiểm với dextromethorphan gây nên hưng phấn và sốt cao.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Biểu hiện quá liều:

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh…
  • Các dấu hiệu ngoại tháp và hồi hộp, đánh trống ngực xảy ra ở trẻ em.

Xử lý quá liều:

  • Gây nôn, rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt tính
  • Dùng n-acetylcystein để giải độc paracetamol

Quên liều: 

Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên, do việc này không giúp bạn bù lại liều đã quên và làm tăng nguy cơ dùng thuốc quá liều.
Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào về cách dùng thuốc này hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ.

Dược động học

Paracetamol:

  • Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều dieu tri.
  • Phân bố: Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.
  • Chuyển hóa: Paracetamol bị N – hydroxyl hóa bởi cytochrom P450 để tạo nên N – acetyl – benzoquinonimin, một chất trung gian có tính phản ứng cao. Chất chuyển hóa này bình thường phản ứng với các nhóm sulfhydryl trong glutathion và như vậy bị khử hoạt tính. Tuy nhiên, nếu uống liều cao paracetamol, chất chuyển hóa này được tạo thành với lượng đủ để làm cạn kiệt glutathion của gan: trong tình trạng đó, phản ứng của 1 sulfhydryl của protein gan tăng lên, có thể dẫn đến hoại tử gan.
  • Thải trừ: Nửa đời huyết tương của paracetamol là 1,25 – 3 giờ, có thể kéo dài với liều gây độc hoặc ở người bệnh có thương tổn gan. Sau liều điều trị, có thể tìm thấy 90 đến 100% thuốc trong nước tiêu trong ngày thứ nhất, chủ yếu sau khi liên hợp trong gan với acid glucuronic (khoảng 60%), acid sulfuric (khoảng 35%) hoặc cystein (khoảng 3%); cũng phát hiện thấy một lượng nhỏ những chất chuyển hóa hydroxyl – hoá và khử acetyl. Trẻ nhỏ it khả năng glucuro liên hợp với thuốc hơn 80 với người lớn.

Guaifenesin:

  • Guaifenesin được hấp thu dễ dàng ở ống tiêu hóa, bài tiết qua nước tiểu. Thời gian bán hủy là 1 giờ.

Loratadin:

  • Hấp thu: Loratadin hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ định trong huyết tương trung bình của loratadin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó (descarboethoxyloratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ.
  • Phân bố: 97% loratadin liên kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố của thuốc là 80 – 120 lit/kg.
  • Chuyển hóa: Loratadin chuyển hóa nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym microSD cytochrom P450; loratadin chủ yếu chuyển hóa thành descarboethoxyloratadin, là chất chuyển hóa có tác dụng dược lý.
  • Thải trừ: Độ thanh thải của thuốc là 57 – 142 ml/phút/kg và không bị ảnh hưởng bởi urê máu nhưng giảm ở người bệnh xơ gan. Khoảng 80% tổng liều của loratadin bài tiết ra nước tiểu và phân ngang nhau, dưới dạng chất chuyển hóa, trong vòng 10 ngày.

Dextromethophan:

  • Hấp thu: Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và có tác dụng trong vòng 15-30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6-8 giờ (12 giờ với dạng giải phóng chậm).
  • Chuyển hoá và thải trừ: Thuốc được chuyển hoá ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hoá demethyl, trong số đó có dextrophan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.

Dược lực học

Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt đo giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường.

Paracetamol làm giảm đau bằng cách nâng ngưởng chịu đau lên. Ở liệu điều trị thuốc ít tác động lên hệ tim mạch, hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày, vi paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase prostaglandin của hệ thần kinh trung tướng Paracetamol không tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Guaifenesin có tác dụng làm giảm độ nhạy của chất tiết khí quản và làm dịu cơn ho nhờ có khả năng kích thích các tuyến bài tiết ở mặt trong khi quản, làm tăng tiết chất dịch.

Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dải đối kháng chọn lọc trên thị thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương. Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi dị ứng do giải phóng histamin.

Loratadin thuộc nhóm đối kháng thụ thể H1 thế hệ thứ hai. So với các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất, loratadin không qua được hàng rào máu não, do đó, thuốc không gây buồn ngủ.

Dextromethorphan là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm họ ở hành não, được dùng để giảm ho nhất thời đo kích ứng nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích.

Dextromethorphan có hiệu quả nhất trong điều trị ho mãn tính, không có đờm. Hiệu lực giảm ho của dextromethorphan gần tương đương với codein, nhưng so với codein, dextromethorphan ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa hon.

Sự phối hợp của ba hoạt chất trong PATROTADIN làm giảm nhanh các triệu chứng sốt, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, họ thường xuất hiện khi bị cảm hoặc viêm họng, viêm mũi, viêm xoang.

Nhà sản xuất và phân phối

Nhà sản xuất: Công Ty TNHH US PHARMA USA Lô B1 – 10, Đường D2, Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh – Việt Nam.

Thuốc Patrotadin có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Patrotadin có giá 60.000 VNĐ/ hộp bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Tham khảo các sản phẩm khác của chúng tôi: