Ngáy và các dấu hiệu nguy hiểm [Bác Sĩ Wynn Tran Giải Đáp]

0
2084
Ngáy và các dấu hiệu nguy hiểm
Ngáy và các dấu hiệu nguy hiểm

Nguồn: Dr Wynn Tran

Ngáy là triệu chứng hầu như ai cũng có một lần trong đời. Khi chúng ta ngủ, hầu hết các cơ bắp trong người thả lỏng, kể cả các nhóm cơ ở vòm họng. Cộng với tư thế ngủ không đúng, đường thở khi ngủ có thể trở nên rất hẹp. Ngáy là do không khí thổi qua một khe hẹp với các cơ vòm họng thả lỏng, khiến cho các màng cơ này rung, tạo ra tiếng động khó nghe.

Tuỳ vào tình huống, ngáy có thể là bình thường hoặc có thể là triệu chứng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, có một điều hầu như chắc chắn là ngáy thường làm phiền người nằm bên cạnh và chúng ta không nên xem thường cơn ngáy, cần phải tìm hiểu vì sao chúng ta ngáy.

Contents

Ngáy bình thường

Ngáy bình thường, khi bệnh nhân ngủ thức dậy thấy khoẻ mạnh, ngáy loại này có thể ngắn hạn hay lâu dài

– Bệnh nhân khoẻ mạnh với cấu trúc vòm họng khác thường như khe một bên mũi hẹp hay cục amidan to cũng có thể ngáy khi ngủ, nhưng khi bệnh nhân thức dây thì không thấy mệt mỏi hay các triệu chứng khác. Điều này chỉ ra dù ngủ ngáy to nhưng bệnh nhân vẫn ngủ tốt và các cơ quan khác vẫn hoạt động bình thường

– Khi uống rượu vào sẽ làm thư giãn cơ bắp, khiến cho người bình thường ngủ không ngáy có thể ngáy khi xỉn. Khi thức dậy và tỉnh rượu thì bệnh nhân khoẻ mạnh sẽ hết ngáy.

– Ngáy do làm mệt mỏi và ngủ sai tư thế. Nhiều người làm việc cật lực nên khi nằm xuống đã ngủ ngay và ngáy khi nằm nghiêng một bên, nằm ngửa cổ, nằm vẹo…khiến đường thở bị hẹp đi.

Video chi tiết các bạn có thể xem ở kênh Youtube của Bác sĩ:

Ngáy liên quan đến bệnh

Ví dụ như ngưng thở khi ngủ (OSA), khi bệnh nhân có thêm triệu chứng khi thức dậy, tiếng ngáy nhiều hơn, tiếng to dần, liên tục, kèm theo các triệu chứng như – Mệt mỏi hay nhức đầu khi thức dậy cho thấy bệnh nhân ngủ không đủ

– Tăng cân, là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy bệnh nhân có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ

– Mất khả năng tập trung, dấu hiệu khác cho thấy bệnh nhân ngủ chưa đủ

– Đau cổ họng khi thức dậy, cho thấy vòm họng khô, miệng há quá to, thiếu nước trước khi ngủ

– Co giật tay chân khi ngủ

– Cao huyết áp sau ngáy một thời gian, là một dấu hiệu khác cho thấy bệnh nhân có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ – Ngủ trưa, muốn ngủ ngày, buồn ngủ mọi lúc cho thấy bệnh nhân thiếu ngủ trầm trọng

– Tiếng ngáy quá to hơn thường lệ, đánh thức người nằm bên cạnh cũng là một dấu hiệu nguy hiểm

– Nghẹt thở hay đau thắt ngực khi ngáy

– Ngủ mớ hay mộng du, là những bệnh tâm thần có thể liên quan đến ngáy

– Nghẹt thở khi thức dậy

– Khi bệnh nhân mắc bệnh dị ứng (xoang mũi hay vòm miệng) thì có thể ngáy khi đang lên cơn dị ứng

Chẩn đoán ngáy và ngưng thở khi ngủ

– BS sẽ hỏi quý vị các câu hỏi về giấc ngủ, đời sống, và các triệu chứng nói trên. BS cũng sẽ hỏi người thân của quý vị về tiếng ngáy, cường độ ngáy, và tần suất, cũng như các thói quen khác của quý vị. Vì vậy, quý vị nên có người thân ở gần mình đi khám bệnh để chia sẻ bệnh sử tốt hơn.

– Do bệnh ngưng thở khi ngủ là một bệnh nguy hiểm liên quan đến ngáy, bệnh này cần được chẩn đoán kịp thời vì kéo dài sẽ dễ dẫn đến đột quỵ, trụy tim, và các bệnh nguy hiểm khác.

– Bệnh này xảy ra khi bệnh nhân ngáy to, sau đó giảm dần, và ngưng thở trong một thời gian ngắn, sau đó thì bệnh nhân thở dốc (do thiếu oxy) và tiếp tục ngáy. Nhiều trường hợp bệnh nhân đột ngột tỉnh dậy, thở hổn hển, đổ mồ hôi, ngủ tiếp và ngáy.

– BS có thể sẽ xét nghiệm lab, chụp hình CT cổ, và các hình ảnh khác

– BS có thể sẽ gửi quý vị gặp BS chuyên khoa giấc ngủ (sleeping specialist doctor) để chẩn đoán và làm xét nghiệm giấc ngủ. Quý vị sẽ đến phòng lab, ngủ lại, và BS sẽ theo dõi tình trạng thở, điện não đồ của quý vị để chẩn đoán ngưng thở khi ngủ hoặc các bệnh giấc ngủ khác

Ai dễ bị ngáy – Đàn ông

– Béo phì và cổ to

– Có đường thở hẹp (có thể do bẩm sinh, tai nạn, hay bệnh…)

– Uống rượu thường xuyên

– Có tiền sử bệnh ngáy từ gia đình

Biến chứng nguy hiểm của ngáy nếu không chữa trị hay tìm hiểu lý do

– Thiếu khả năng tập trung, không làm việc hiệu quả

– Tính tình bực bội và thay đổi tâm tính

– Cao huyết áp, đột quỵ, và bệnh tim mạch

– Tăng rủi ro các bệnh tâm thần

– Tăng nguy cơ tai nạn xe khi lái (do ngủ gật và mất tập trung)

Chữa trị ngáy và ngưng thở khi ngủ (OSA)

– Ngáy nên được chẩn đoán lý do chính xác mới có thể chữa trị. Nếu ngáy bình thường và bệnh nhân khỏe mạnh khi thức dậy, không có các bệnh mãn tính khác liên quan, thì chữa trị chỉ theo dõi, sửa chữa tư thế ngủ.

– Ngáy do ngưng thở khi ngủ hay bệnh tâm lý, tâm thần, và các bệnh thần kinh khác cần phải được chẩn đoán và chữa trị bởi BS chuyên khoa

– Chữa trị ngáy bắt đầu bằng giảm cân, tập thể dục, và tập ngủ tư thế phù hợp (có thể nằm sấp) hay dùng gối để cho đường thở thông thoáng hơn

– Chữa các lý do nghẽn đường thở như chữa trị viêm xoang/viêm họng

– Tránh uống rượu trước khi ngủ

– BS có thể cho quý vị dùng mặt nạ thở khi ngủ (CPAP) để thổi hơi vào, tránh nghẹt và ngưng thở khi ngủ

– Đeo miếng làm hở đường thở để giúp thở tốt hơn khi ngủ

– Phẫu thuật là biện pháp cần thiết nếu bệnh nhân cần làm rộng đường thở. Thường là kỹ thuật uvulopalatopharyngoplasty (UPPP) hay maxillomandibular advancement (MMA)kéo cằm ra trước, mở rộng đường thở.

– Laser cũng được dùng để chữa ngáy bằng cách đốt nóng làm teo các cơ vòm họng

– Kỹ thuật khác gồm kích thích dây thần kinh hypoglossal nerve stimulation để kéo lưỡi về phía trước mở rộng đường thở khi ngủ.