Thuốc Cenpadol 150mg: Công dụng, tác dụng phụ, liều dùng

0
5009
Thuốc Cenpadol 150mg
Hình ảnh: Thuốc Cenpadol 150mg

Hôm nay, https://www.alydarpharma.com/ xin được giới thiệu tới bạn đọc sản phẩm thuốc Cenpadol được sản xuất bởi công ty cổ phần Dược phẩm TW3. Hãy cùng Alydar tìm hiểu Thuốc Cenpadol là thuốc gì? Có tác dụng gì? Tác dụng phụ ra sao? Cách dùng như thế nào?,… Các thông tin chi tiết sẽ được cung cấp ngay sau đây.

Contents

Thuốc Cenpadol 150mg là thuốc gì?

Thuốc Cenpadol được xếp vào nhóm thuốc thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không Steroid, do công ty cổ phần Dược phẩm TW3 – Việt Nam sản xuất, thuốc được dùng để điều trị với tác dụng hạ sốt giảm đau trong các trường hợp nhiễm khuẩn, cảm cúm,..Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột uống để tăng hấp thu và dễ dàng trong quá trình sử dụng.

Thuốc Cenpadol là thuốc gì?
Thuốc Cenpadol là thuốc gì?

Thuốc có thành phần chính là: Paracetamol là thành phần chính của thuốc có hàm lượng 150mg và các tá dược khác vừa đủ theo quy định của nhà sản xuất.

Tác dụng của thuốc Cenpadol 150mg

Thuốc Cenpadol có tác dụng hạ sốt, giảm đau thông qua cơ chế tác dụng lên hệ thống trung tâm điều nhiệt có ở vùng dưới đồi do đó có thể làm giảm thân nhiệt, tăng khả năng chịu đau do đó thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau.

Tác dụng của thuốc Cenpadol 150mg
Hình ảnh: Công thức cấu tạo của Paracetamol

Khi được lựa chọn giữa điều trị bằng thuốc Aspirin hay thuốc paracetamol ta nên lựa chọn paracetamol để điều trị hạ sốt, giảm đau vì chúng có ít các tác dụng phụ liên quan đến hệ tim mạch, hệ hô hấp và hệ thống đường tiêu hóa hơn.

Tham khảo thêm các thông tin:

  • Thuốc Meyerdipin điều trị các rối loạn xảy ra ở hệ thống tim mạch.
  • Thuốc Avonza Arv Mylan là thuốc gì? Có chữa được HIV?
  • Thuốc Agifuros 40mg lợi tiểu: Thận trọng tác dụng phụ.

Công dụng – Chỉ định

Với các tác dụng đã được kể trên, thuốc Cenpadol được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

Được sử dụng cho bệnh nhân với mục đích hạ sốt, giảm đau trong các trường hợp bệnh nhân bị cảm, cúm, bệnh nhân có dấu hiệu và đi xét nghiệm được chẩn đán bị sốt xuất huyết, bệnh nhân nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, đối tượng người lớn, trẻ em mọc răng không, răng sữa, dự phòng và điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân sau khi tiêm chủng, sau quá trình phẫu thuật.

Thăm khám và chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng tránh để lại những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.

Cách sử dụng và liều lượng thuốc Cenpadol 150mg

Cách sử dụng và liều dùng dưới đây mang tính tham khảo:

Cách sử dụng thuốc: Hòa tan thuốc vào lượng nước nhất định, thích hợp để sử dụng đến khi sủi hết bọt.

Sau đó, uống thuốc với khoảng thời gian 6 giờ/lần, giới hạn sử dụng thuốc là một ngày không uống quá 5 lần thuốc.

Cách sử dụng và liều lượng thuốc Cenpadol 150mg
Hình ảnh minh họa: Hòa tan thuốc Cenpadol 150mg vào lượng nước nhất định, thích hợp để sử dụng đến khi sủi hết bọt

Liều uống: liều uống của bệnh nhân được tính trọng lượng của bệnh nhân, có thể sử dụng liều trung bình từ 10 – 15 mg/ kg thể trọng 1 lần sử dụng.

Liều giới hạn cho bệnh nhân là 60 mg/ kg thể trọng khoản thời gian 24h.

Có thể tham khảo liều sử dụng theo cách khác như sau:

Đối với đối tượng điều trị bệnh là trẻ em nằm trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi: sử dụng liều uống là 1 gói/ lần.

Phác đồ điều trị trên chỉ có tác dụng tham khảo, hiệu quả của thuốc phù hợp với khả năng dung nạp thuốc cũng như tình trạng nặng nhẹ của bệnh, vì thế thăm khám bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị mang lại hiệu quả cao nhất.

Chống chỉ định thuốc Cenpadol 150mg

Tuyệt đối không sử dụng thuốc trong các trường hợp sau đây:

Bệnh nhân bị dị ứng hoặc quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc đối với bệnh nhân bị thiếu hụt men glucose – 6 – phosphat dehydrogenase trong cơ thể.

Tác dụng phụ của thuốc Cenpadol 150mg

Ngoài những tác dụng có lợi, khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau đây:

Không lạm dùng thuốc sử dụng trong khoảng thời gian lâu tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Các tác dụng phụ không mong muốn thường xảy ra chủ yếu liên quan đến đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn.

Một số phản ứng có thể xảy ra trên da như ban da, mẩn đỏ.

Các rối loạn huyết học có thể xảy ra điển hình là hiện tượng thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính.

Các tác dụng hiếm gặp hơn là phản ứng quá mẫn trong cơ thể.

Báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bạn cũng như các dấu hiệu lạ bạn gặp phải để được tư vấn và xử trí kịp thời nhất hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra tránh những tác dụng không mong muốn kéo dài ảnh hưởng đến kết quả điều trị và sức khỏe của người điều trị.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Cenpadol 150mg

Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích điển hình là rượu bia, thuốc lá trong quá trình sử dụng thuốc.

Nên uống thuốc đúng liều lượng, không được tự ý thay đổi tăng hay giảm liều mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dừng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nên pha với liều lượng thích hợp để trẻ em có thể uống đúng liều, không bỏ đi gây giảm hiệu qủa điều trị của thuốc.

Nên uống thuốc cùng các thời điểm trong ngày để không quên liều và duy trì nồng độ thuốc trong cơ thể ổn định để có kết quả điều trị tốt nhất.

Tránh các tác nhân nhiễm khuẩn, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh và vệ sinh ăn uống để đảm bảo tránh bội nhiễm cho bệnh nhân.

Bảo quản thuốc Cenpadol 150mg

Bảo quản thuốc nơi thoáng mát, sạch sẽ, nhiệt độ không quá 30 độ C để tránh gây biến tính hoạt chất của thuốc, tránh độ ẩm cao và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Không dùng thuốc đã hết hạn hay thuốc có những bất thường về hình dạng và màu sắc có thể nhận ra được bằng cảm quan.

Để thuốc cách xa tầm tay của trẻ em tránh chúng cần phải hoặc ăn phải gây những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Đối với đối tượng là phụ nữ có thai, chưa có báo cáo an toàn khi sử dụng thuốc, do đó không nên sử dụng hoặc chỉ sử dụng khi thật cần thiết, xem xét thật kĩ giữa lợi ích – nguy cơ khi sử dụng thuốc, chỉ sử dụng thuốc khi lợi ích lớn hơn nhiều so với nguy cơ.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Cenpadol 150mg với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
Thận trọng khi sử dụng thuốc Cenpadol 150mg với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Đối với đối tượng là Bà mẹ đang cho con bú thì theo nghiên cứu là không ảnh hưởng, tuy nhiên vẫn nên thận trọng khi sử dụng thuốc tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ nhỏ.

Người lái xe và vận hành máy móc

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người bệnh phải lái xe và làm việc trong môi trường thường xuyên phải vận hành máy móc tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng thuốc và các đối tượng xung quanh.

Tương tác thuốc Cenpadol 150mg

Khi bệnh nhân sử dụng liều cao và sử dụng thuốc Paracetamol trong khoảng thời gian có khả năng tương tác với thuốc chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng. Thận trọng khi sử dụng chung thuốc với Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

Không sử dụng thuốc chung với các thuốc có tác dụng chống co giật điển hình là Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin, Isoniazid và các thuốc có tác dụng chống lao tránh gây suy giảm chức năng gan của người sử dụng.

Tương tác với các chất kích thích điển hình là rượu gây độc trên gan của người sử dụng.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần lên một danh sách các thuốc đang dùng hoặc có ý định dùng chung báo với bác sĩ để được xem xét, chỉ định có nên dùng hay không, chỉ dùng thuốc kết hợp khi có sự cho phép từ bác sĩ điều trị.

Quá liều thuốc Cenpadol 150mg và cách xử lí

Nếu bệnh nhân có các triệu chứng quá hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất và thông báo với bác sĩ phụ trách điều trị để được xử lý kịp thời, không được tự xử lý khi chưa có kiến thức chuyên môn.

Bệnh nhân quên liều, hãy uống bổ sung liều đó nếu phát hiện sớm, nếu đã sát với thời gian dùng liều tiếp theo thì nên bỏ qua, tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều và hạn chế không quên 2 liều liên tiếp nhau.

Tuân thủ liều điều trị của bác sĩ để tránh các trường hợp quá liều gây nguy hiểm cho đối tượng điều trị.