Các loại thuốc trị đầy hơi khó tiêu tốt có ngoài hiệu thuốc

0
2097
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm một số loại thuốc trị đầy hơi, khó tiêu ở ngoài hiệu thuốc.
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm một số loại thuốc trị đầy hơi, khó tiêu ở ngoài hiệu thuốc.

Chứng đầy hơi khó tiêu có thể được cải thiện bằng thuốc. Một số loại thuốc trị đầy bụng tốt, dễ kiếm ở ngoài hiệu thuốc là Phosphalugel, Maalox, Omeprazol, Ranitidin,…

Contents

Tổng quan về chứng đầy hơi khó tiêu

Đầy hơi khó tiêu là tình trạng bụng có cảm giác căng, chướng bụng, khó chịu, óc ách, đầy hơi sau khi ăn. Đây là một bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

Ở người bình thường, sau bữa ăn 30 phút, họ sẽ cảm thấy thoải mái vì thức ăn đang được tiêu hóa và đã được xử lý bớt đi một lượng thức ăn. Nhưng đối với người bệnh đầy hơi khó tiêu, sau khi ăn được 30 phút đồng hồ, họ vẫn cảm thấy chướng bụng, khó chịu. Điều này có nghĩa, đường tiêu hóa đang gặp trục trặc, dẫn đến việc không thể xử lý kịp thức ăn vừa dung nạp.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy bụng khó tiêu. Một số nguyên nhân thường gặp là:

  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày;
  • Ăn thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ,… dẫn đến khó tiêu hóa;
  • Thức ăn cay, nóng,… ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa;
  • Nằm ngay sau khi ăn;
  • Ăn nhanh, nuốt vội, dẫn đến tình trạng thức ăn còn thô cứng, khó tiêu hóa;
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây;
  • Hệ quả của việc lạm dụng thuốc.

Chứng đầy hơi khó tiêu hoàn toàn có thể được khắc phục, điều trị dứt điểm bằng nhiều cách. Điều quan trọng trong việc điều trị là cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó tiến hành lựa chọn cách điều trị phù hợp.

Đầy bụng, khó tiêu gây ra cảm giác khó chịu, óc ách ở bụng.
Đầy bụng, khó tiêu gây ra cảm giác khó chịu, óc ách ở bụng.

Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị, chứng đầy hơi khó tiêu có thể sẽ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt đời sống, biến chứng thành các bệnh đường tiêu hóa và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Những loại thuốc trị đầy hơi khó tiêu hiệu quả

Thuốc men là cách điều trị thông thường trong y học. Đối với chứng bệnh đầy hơi, khó tiêu, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc để cải thiện các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần dùng thuốc đúng theo liều lượng, sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là danh sách một số loại thuốc trị bệnh đầy hơi khó tiêu tốt nhất.

1. Phosphalugel

Thuốc Phosphalugel hay còn được gọi với tên thông dụng hơn là thuốc “chữ P vàng”. Thuốc Phosphalugel là thuốc được bào chế ở dạng hỗn dịch uống, trình bày ở dạng đóng gói.

Thuốc Phosphalugel có công dụng điều trị chứng đầy hơi khó tiêu bằng cách giảm tiết dịch axit dạ dày. Bởi vì dịch axit dạ dày tiết ra quá mức cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng khó tiêu, đầy hơi, đau tức ở vùng thượng vị.

Thuốc Phosphalugel dùng ở đường uống. Người bệnh uống hỗn dịch trong gói thuốc, sau đó tráng miệng bằng nước lọc. Liều dùng của thuốc như sau:

  • Số lượng: 1 – 2 gói/lần;
  • Số lần: Không quá 6 lần/ngày.

Thuốc Phosphalugel có thể gây ra tác dụng ngoài ý muốn như táo bón,… Người dùng có thể khắc phục bằng cách tăng cường ăn rau, uống đầy đủ nước hàng ngày.

Thuốc điều trị đầy hơi khó tiêu Phosphalugel được bán ở các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.

Thuốc chữ P vàng Phosphalugel có khả năng điều trị hiệu quả chứng đầy bụng, khó tiêu.
Thuốc chữ P vàng Phosphalugel có khả năng điều trị hiệu quả chứng đầy bụng, khó tiêu.

2. Maalox

Thuốc Maalox là thuốc điều trị một số vấn đề ở đường tiêu hóa. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén nhai, trình bày theo dạng vỉ và đóng hộp để phân phối ngoài thị trường.

Thành phần chính của thuốc Maalox là hai hoạt chất Magnesium hydroxide và Aluminum hydroxide.

Thuốc Maalox có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, đầy bụng. Cơ chế hoạt động của thuốc là kiểm soát lượng axit tiết ra trong dạ dày. Từ đó, dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, bệnh nhân sẽ cải thiện được chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, đau thượng vị.

Thuốc Maalox thích hợp dùng ở đường nhai, nuốt. Nên dùng thuốc ở thời điểm sau khi ăn xong khoảng 30 phút. Liều dùng cụ thể như sau:

  • Số lượng: 1 – 2 viên/lần;
  • Khoảng cách mỗi lần dùng: 4 giờ đồng hồ;
  • Số lần: Không quá 6 lần/ngày.

Thuốc Maalox có tương kỵ với một số loại thuốc khác. Do đó, người dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng kết hợp với một số loại thuốc khác.

Về tác dụng phụ, thuốc Maalox có thể gây ra những triệu chứng như táo bón hoặc tiêu chảy.

Thuốc Maalox điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu được bán ở các hiệu thuốc, nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tự ý dùng thuốc có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Viên nhai Maalox có tác dụng làm giảm dạ dày tiết quá nhiều axit, giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Viên nhai Maalox có tác dụng làm giảm dạ dày tiết quá nhiều axit, giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

3. Ranitidin

Ranitidin là thuốc đường tiêu hóa, được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như viên uống, viên sủi, dung dịch tiêm. Thuốc còn được sản xuất với nhiều tên biệt dược khác như: Ranitidine, Moktin Injection, Intas Ranloc 150, Dudine,…

Thành phần chính của thuốc Ranitidin là chất Ranitidine hydrochloride. Thuốc có tác dụng ức chế dịch vị dạ dày, kháng thụ thể H2 histamin gây đau.

Thuốc Ranitidin cũng là một loại thuốc được dùng để điều trị chứng đầy bụng khó tiêu. Đối với trường hợp đầy bụng, đau thượng vị, nguyên nhân có thể xuất phát từ các loại thức ăn, đồ uống chứa nhiều cafein, dầu mỡ, histamin,… Các loại chất này gây cản trở quá trình tiêu hóa, gây đau thượng vị, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu. Thuốc Ranitidin giúp giảm những cơn đau, cải thiện tình trạng chướng bụng, khó chịu.

Thuốc Ranitidin thường được bán trên thị trường ở dạng viên. Liều dùng của thuốc khá phức tạp, cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh để dùng. Do đó, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng và tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng, những kiêng cữ khi dùng thuốc,…

Thuốc Ranitidin có thể gây ra một số tác dụng phụ như: tăng men gan, nổi mề đay,… Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng nào khác lạ trong quá trình dùng thuốc Ranitidin, người bệnh hãy khai báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Ranitidin được phân phối và bày bán ở các hiệu thuốc uy tín trên toàn quốc.

4. Omeprazol

Thuốc Omeprazol được bào chế ở dạng viên nang cứng, viên nén bao phim,… Thuốc có công dụng điều trị một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó có chứng đầy hơi khó tiêu. Thuốc Omeprazol còn được sản xuất với nhiều tên khác như: Drivo, Abacid, Emanera 40mg, Esomeprazole 40, Bicasan,…

Thuốc Omeprazol có công dụng điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu hiệu quả. Thuốc được bán ở các hiệu thuốc uy tín trên toàn quốc.
Thuốc Omeprazol có công dụng điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu hiệu quả. Thuốc được bán ở các hiệu thuốc uy tín trên toàn quốc.

Thuốc Omeprazol có tác dụng ức chế bơm proton. Điều này sẽ giúp ngăn chặn enzym dạ dày sản xuất axit. Từ đó, dạ dày tiết axit với mức độ vừa đủ, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.

Thuốc Omeprazol giúp cải thiện tình trạng khó tiêu, nóng ran vùng thượng vị, ợ nóng,…

Liều dùng của thuốc Omeprazol là: 1 viên (20mg)/ngày. Tuy nhiên, liều dùng này chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào chứng đầy hơi, khó tiêu ở mỗi người nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định liều dùng khác nhau.

Thuốc Omeprazol có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng như: buồn nôn, táo bón, nhức đầu, phát ban da,…

Thuốc Omeprazol đã được nhập khẩu và phân phối ở thị trường trong nước và được bán ở các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.

5. Metoclopramid

Thuốc Metoclopramid là thuốc điều trị một số triệu chứng và bệnh lý ở đường tiêu hóa. Thuốc được bào chế ở dạng viên và còn được sản xuất dưới một số tên biệt dược khác như: Perinorm, Apharmidin, Elitan, Metoclopramide 10mg, Horompelin Injection,…

Thuốc Metoclopramid có khả năng cải thiện chứng đầy bụng, khó tiêu. Thuốc có tác dụng điều chỉnh sự co bóp của dạ dày, giúp cho việc xử lý, tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.

Thuốc Metoclopramid được bào chế ở dạng viên, phù hợp dùng ở đường uống. Người bệnh uống thuốc Metoclopramid với nước lọc, không nên dùng các loại thức uống có gas, thức uống chứa cồn để uống thuốc. Nên dùng thuốc vào trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Liều dùng của thuốc Metoclopramid như sau:

  • Số lượng: ½ – 1 viên/lần;
  • Số lần: 3 lần/ngày.

Thuốc Metoclopramid có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng như: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngủ gật, mất ngủ, tiêu chảy, tiết nhiều mồ hôi, hạ huyết áp, vú to ở đàn ông,… Khi thấy bất kỳ triệu chứng nào bất thường khi dùng thuốc, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Thuốc chữa chứng đầy hơi khó tiêu Metoclopramid được bày bán ở các cửa hiệu thuốc uy tín trên toàn quốc.

Thuốc Metoclopramid giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, cải thiện chứng đầy hơi, ợ nóng,…
Thuốc Metoclopramid giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, cải thiện chứng đầy hơi, ợ nóng,…

6. Neopeptin

Thuốc Neopeptin được bào chế ở dạng viên nang và dạng dung dịch siro. Thuốc Neopeptin được dùng để điều trị một số bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa.

Thuốc Neopeptin có công dụng điều trị chứng chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu hóa. Tác dụng của thuốc đối với hệ tiêu hóa là bổ sung men tiêu hóa, giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Nên dùng thuốc Neopeptin sau khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. Tuyệt đối không nên dùng thuốc trước bữa ăn hoặc dùng khi bụng đói, rỗng. Trong trường hợp ấy, thuốc Neopeptin sẽ làm kích ứng niêm mạc dạ dày, gây loét dạ dày.

Liều dùng của thuốc Neopeptin là:

  • Số lượng: 1 viên/lần;
  • Số lần: 2 lần/ngày.

Thuốc hỗ trợ tiêu hóa Neopeptin được bán ở các nhà thuốc, đại lý phân phối thuốc uy tín trên toàn quốc.

Biện pháp phòng tránh đầy hơi khó tiêu

Đầy hơi khó tiêu gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh, gây cảm giác khó chịu,… Người bệnh có thể cải thiện tình trạng đầy bụng bằng cách dùng một số loại thuốc uống.

Tuy nhiên trong y học, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là câu châm ngôn được giới y khoa đề cao. Chúng ta cần chăm sóc sức khỏe đúng cách để phòng tránh chứng bệnh đầy hơi, khó tiêu bằng các cách sau:

  • Ăn uống khoa học: Ăn đúng giờ, đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể, hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Uống nước đầy đủ hàng ngày.
  • Không tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng, chiên xào nhiều chất béo,… Các loại thức ăn này không chỉ gây cản trở tiêu hóa mà còn gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày.
  • Ăn thức ăn mềm, ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Hạn chế tiêu thụ bia, rượu, thuốc lá, cà phê, nước có gas,…
  • Sau khi ăn, nên ngồi thẳng lưng, nghỉ ngơi thoải mái;
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan;
  • Phân bố thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. alydarpharma.com không đưa ra chẩn đoán, chỉ định dùng thuốc,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.