Kết quả nghiên cứu:
- Nguy cơ ung thư tổng thể không tăng ở trẻ thụ thai qua ART so với trẻ thụ thai bình thường.
- Nguy cơ mắc ung thư không tăng ở trẻ thụ thai qua hỗ trợ sinh sản bằng thuốc so với trẻ thụ thai bình thường.
- Nguy cơ mắc ung thư tăng nhẹ nhưng không có ý nghĩa ở trẻ thụ tinh bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn hay từ kỹ thuật trữ lạnh.
- Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính và melanome ác tính tăng không đáng kể ở trẻ thụ thai qua ART so với trẻ thụ thai bình thường. Mỗi năm, thế Giới có 1-2 triệu ca điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và cho ra đời 8 triệu trẻ em.
Ngay từ những ngày đầu ra mắt, công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) đã được xem xét về tính an toàn và các báo cáo về nguy cơ ung thư ở trẻ thụ thai qua ART không có điểm chung vì bị giới hạn bởi số ca mắc ung thư thấp, thời gian theo dõi ngắn và nghiên cứu các nhóm đối tượng không phù hợp.Nghiên cứu này thực hiện trên một nhóm lớn phụ nữ được điều trị hỗ trợ sinh sản với thời gian theo dõi dài và kết quả được so sánh với phụ nữ hiếm muộn không thực hiện ART và phụ nữ bình thường. Điều này cho phép nghiên cứu đánh giá được ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sau khi đã kiểm soát các yếu tố liên quan vô sinh.
Có những ngọn nguồn gây ung thư ở trẻ sinh ra qua ART vì trong quá trình ART, phôi nằm ngoài hệ sinh sản vài ngày nên có thể ảnh hưởng đến thượng di truyền, dẫn đến cấu trúc gen bị tác động và sức khỏe của đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng theo.
Nghiên cứu đoàn hệ này thực hiện từ năm 1983 đến 2000, từ đó đến nay các phương pháp hỗ trợ sinh sản đã có nhiều bước tiến đáng kể, như nuôi cấy phôi dài ngày đến giai đoạn phôi nang ngày càng phổ biến. Nuôi cấy trong ống nghiệm lâu hơn có thể làm thay đổi quá trình methyl hóa gen do đó cần phải so sánh kết quả chuyển giai đoạn phôi nang so với giai đoạn phân chia. Ngoài ra, trữ phôi, noãn và ngay cả mô buồng trứng cũng ngày càng phổ biến. Sau khi chuyển phôi trữ, một số khuynh hướng nghi ngại nguy cơ ung thư cao hơn nhưng số ca vẫn còn quá ít để phân tích phân nhóm.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư không tăng ở trẻ sinh ra từ những người mẹ sử dụng thuốc hay các công nghệ hỗ trợ sinh sản. Hiện nay, nhiều công nghệ mới được ứng dụng và số ca điều trị ngày càng tăng vì thế cần thêm nghiên cứu đánh giá về tính an toàn của các công nghệ mới.
Nguồn:
Peter Kovacs. Cancer in Children Born Through IVF: Is the Risk Real? – Medscape – Jun 20, 2019. https://www.medscape.com/viewarticle/914417