Mối tương quan giữa luyện tập thể dục và chất lượng tinh trùng

0
1402
Mối tương quan giữa luyện tập thể dục và chất lượng tinh trùng
Mối tương quan giữa luyện tập thể dục và chất lượng tinh trùng

Trong những năm gần đây, chất lượng tinh trùng của nam giới có xu hướng giảm mà nguyên nhân chủ yếu được cho là do lối sống thụ động của nam giới.

Theo một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí British Journal of Sports Medicine đánh giá mối quan hệ của hoạt động thể chất (số giờ/tuần tập thể dục vừa phải hoặc nhiều) và xem truyền hình (TV) (giờ/tuần xem TV, video hoặc DVD) trong 3 tháng với chất lượng tinh trùng ở nam giới trẻ tuổi.

Kết quả cho thấy nam giới trong nhóm hoạt động thể chất cao (có cường độ ≥ 15 giờ/ tuần) có mật độ tinh trùng cao hơn 73% (KTC 95% 15% – 160%) so với nam giới trong nhóm hoạt động thể chất thấp (< 5 giờ/ tuần).

Việc xem TV có liên quan nghịch với mật độ tinh trùng và tổng lượng tinh trùng; nam giới trong nhóm xem TV nhiều (> 20 giờ/tuần) có mật độ tinh trùng thấp hơn 44% (KTC 95% 15 – 63%) so với nam giới trong nhóm xem TV ít (0 giờ/tuần).

Từ đó, tác giả kết luận hoạt động thể chất từ vừa phải đến nhiều hoặc xem TV ít hơn có liên quan đáng kể đến tổng số tinh trùng và mật độ tinh trùng (Audrey J Gaskins, 2015).

Nghiên cứu gần đây của Maleki BH và cộng sự được thực hiện năm 2017 nhằm đánh giá xem liệu tập thể dục cường độ cao trong 24 tuần có lợi cho việc cải thiện chức năng sinh sản ở bệnh nhân vô sinh nam hay không.

Nghiên cứu thực hiện trên 433 bệnh nhân vô sinh nam được phân ngẫu nhiên vào các nhóm tập thể dục (n = 218) và không tập thể dục (n = 215). Các dấu hiệu của stress oxy hóa, viêm, các thông số chất lượng tinh dịch, sự phân mảnh DNA của tinh trùng và tỷ lệ có thai được đo ở mức cơ bản, vào cuối tuần 12 và 24, cũng như ngày 7 và 30 trong quá trình phục hồi.

Đồng thời với chương trình tập thể dục bao gồm chạy bộ bằng máy chạy bộ 3 lần một tuần, với cường độ > 70% đến 85% mức tiêu thụ oxy tối đa. Nhóm tập thể dục đã báo cáo các dấu hiệu gây viêm giảm đáng kể (interleukin-6 và yếu tố hoại tử khối u), stress oxy hóa (các loại oxy phản ứng và malondialdehyd), và các chất chống oxy hóa (superoxide effutase, catalase, tổng khả năng chống oxy hóa) (P < 0,05) và những thay đổi này trùng hợp với những cải thiện thuận lợi về thông số tinh dịch, tính toàn vẹn DNA của tinh trùng và tỷ lệ có thai (P < 0,05).

Những phát hiện này chỉ ra rằng chương trình tập thể dục giúp cải thiện về chức năng sinh sản ở bệnh nhân vô sinh nam. Từ đó một chương trình tập luyện thể dục cường độ cao có thể được khuyến nghị như một phương pháp bổ trợ trong điều trị vô sinh nam (Maleki BH, 2017).

Một nghiên cứu khác của Hajizadeh Maleki và cộng sự năm 2018 thực hiện với 1.228 bệnh nhân vô sinh nam ít vận động (tuổi từ 25 đến 40) được sàng lọc với 430 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để tập thể dục (EX, n = 216) và nhóm không tập thể dục (NON – EX, n = 214). Các mẫu tinh dịch được lấy trước 12 và 24 tuần cũng như 7 và 30 ngày trong quá trình phục hồi, nhằm đánh giá những thay đổi về tình trạng stress oxy hóa tinh dịch, viêm, thông số tinh dịch, tính toàn vẹn của DNA tinh trùng và tỉ lệ mang thai sau 24 tuần tập thể dục ở bệnh nhân vô sinh.

Kết quả cho thấy tập thể dục có lợi ích giảm viêm, stress oxy hóa (SOD, MDA và 8-isoprostane) và chất chống oxy hóa tăng cường (SOD và catalase) (P < 0,05). Từ đó cho thấy những thông số này tương quan với sự cải thiện thuận lợi về các thông số tinh dịch, tính toàn vẹn DNA của tinh trùng và tỉ lệ có thai trong đoàn hệ bệnh nhân vô sinh (P < 0,05).

Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc tập luyện thể dục có thể giúp cải thiện chức năng sinh sản ở nam giới trong độ tuổi sinh sản (Hajizadeh Maleki B, 2018).

Tài liệu tham khảo

1. Audrey J Gaskins, J. M. M. A. N. J. S. H. S. J. E. C., 2015. Physical activity and television watching in relation to semen quality in young men. Br J Sports Med, 49(4), p. 265–270.

2. Hajizadeh Maleki B, T. B., 2018. Resistance exercise modulates male factor infertility through anti-inflammatory and antioxidative mechanisms in infertile men: A RCT.. Life Sci, Volume 203, pp. 150-160.

3. Maleki BH, T. B., 2017. High-Intensity Exercise Training for Improving Reproductive Function in Infertile Patients: A Randomized Controlled Trial. J Obstet Gynaecol Can, 39(7), pp. 545-558.