Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý gì?

0
1353
Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý gì?
Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý gì?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nếu không tiến hành điều trị, các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, nhỏ giọt mũi sau có thể kéo dài dai dẳng, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.

Contents

Viêm mũi dị ứng khi mang thai – Những thông tin cần biết

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và phát sinh các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa, chảy nước mũi, nhỏ giọt sau mũi,… Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm chuyển mùa, tuy nhiên viêm mũi dị ứng cũng có thể xảy ra trong thời gian mang thai.

1. Tại sao mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng?

Mang thai là thời điểm cơ thể có nhiều thay đổi và nhạy cảm hơn với những tác nhân bên ngoài. Hơn nữa trong thời gian này, nội tiết tố của cơ thể tăng giảm bất thường khiến hệ hô hấp dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các thành phần dị ứng.

Khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách sản sinh histamine gắn kết với igE. Sau đó thành phần này được giải phóng vào phổi, niêm mạch, da và làm phát sinh phản ứng dị ứng.

Những chất trung gian khi đến mũi sẽ làm giãn mạch máu, gây đỏ niêm mạc và sưng màng dẫn đến các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa, nghẹt mũi,…

2. Tác nhân gây viêm mũi dị ứng khi mang thai

Một số tác nhân kích thích triệu chứng của viêm mũi dị ứng bùng phát:

  • Bụi bẩn
  • Nhiệt độ môi trường tăng hoặc giảm đột ngột
  • Phấn hoa
  • Lông chó mèo
  • Khói thuốc lá
  • Gió

Những tác nhân này có khả năng dị ứng cao, tuy nhiên không phải ai tiếp xúc cũng đều phát sinh triệu chứng. Phụ nữ mang thai có tiền sử hen suyễn, viêm xoang, bệnh chàm,… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm mũi dị ứng cao hơn người bình thường.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai không nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên bạn cần thực hiện những biện pháp nhằm kiểm soát triệu chứng. Nếu không điều trị, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây rối loạn giấc ngủ.

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng khi mang thai

Viêm mũi dị ứng thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Ở những người có phản ứng dị ứng, lượng kháng thể immunoglobulin E trong cơ thể sẽ cao hơn người bình thường.

Phụ nữ mang thai chỉ được khuyến khích xét nghiệm máu, xét nghiệm dị ứng da trong thời gian thai kỳ có thể gây ra phản ứng phản vệ.

Điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai

Điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm việc sử dụng dung dịch rửa mũi, thuốc kháng histamine,… Tuy nhiên khác với người bình thường, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ gặp phải tác dụng phụ của những loại thuốc điều trị.

Để được chỉ định loại thuốc thích hợp, đồng thời giảm nguy cơ khi điều trị, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

1. Sử dụng dung dịch rửa mũi

Sử dụng dung dịch rửa mũi là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến. Sử dụng dung dịch rửa mũi có tác dụng làm loãng chất nhầy, loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân dị ứng.

Bên cạnh đó, dung dịch rửa mũi còn ngăn chặn quá trình tiết chất nhầy bên trong mũi, làm giảm sưng mô và thúc đẩy thải trừ chất nhầy. Hiện nay có rất nhiều loại dung dịch rửa mũi, trong đó nước muối sinh lý là loại được sử dụng phổ biến nhất.

Sử dụng dung dịch rửa mũi có tác dụng làm loãng chất nhầy, loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân dị ứng
Sử dụng dung dịch rửa mũi có tác dụng làm loãng chất nhầy, loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân dị ứng

Các bước rửa mũi hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng:

  • Nghiêng người về phía chậu một góc 45 độ, đặt đầu chai vào lỗ mũi và bóp nhẹ. Lúc này bạn nên mở rộng miệng để thở, tuyệt đối không thở bằng mũi.
  • Sau khi đổ nước muối vào, dung dịch sẽ chảy ra lỗ mũi còn lại.
  • Sau đó, bạn nên xì mũi để loại bỏ dịch nhầy bên trong và sử dụng khăn sạch vệ sinh mũi.

Đây là biện pháp giúp giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng an toàn và thích hợp với phụ nữ mang thai. Bạn nên thực hiện 3 lần/ tuần để cải thiện tình trạng.

2. Thuốc kháng histamine

Histamine là thành phần trung gian được sản sinh nhằm kích thích phản ứng dị ứng. Những loại thuốc kháng histamine được sử dụng nhằm ức chế sản sinh histamine và khắc phục các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Sử dụng thuốc kháng histamine nhằm cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng khi mang thai
Sử dụng thuốc kháng histamine nhằm cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng khi mang thai

Tripelennamine, chlorpheniramine, loratadine,… là những loại thuốc kháng histamine có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai. Mặc dù không có nghiên cứu cho thấy những loại thuốc trên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng trong trường hợp có yêu cầu từ bác sĩ.

Sử dụng thuốc kháng histamine có thể gây chóng mặt và buồn ngủ. Vì vậy, cần hạn chế lái xe trong thời gian dùng thuốc.

Thuốc corticosteroid cũng được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên nhóm thuốc này không được đánh giá an toàn với phụ nữ mang thai.

Chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng khi mang thai

Viêm mũi dị ứng có thể thuyên giảm nhanh chóng và ít tái phát nếu bạn chăm sóc đúng cách.

Bổ sung thực phẩm lành mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Bổ sung thực phẩm lành mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Các biện pháp chăm sóc và dự phòng viêm mũi dị ứng tái phát trong thời gian mang thai:

  • Tránh xa những tác nhân có khả năng dị ứng như lông chó mèo, khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí ô nhiễm,…
  • Giữ không gian sống sạch sẽ, thông thoáng.
  • Lựa chọn các sản phẩm làm sạch, xịt tóc, nước hoa, nước xịt phòng, bột giặt,… nhẹ dịu và ít kích ứng.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Nếu không khí quá khô, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm kích ứng lên hệ hô hấp.
  • Uống đủ 2.5 lít nước mỗi ngày. Đồng thời cần tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách bổ sung những thực phẩm lành mạnh như trái cây, nước ép trái cây, rau xanh, thịt, trứng,…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giảm bớt khối lượng công việc và hạn chế thức khuya.
  • Luyện tập những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… để cải thiện sức khỏe và tăng cường hoạt động của hệ hô hấp.

Nếu triệu chứng viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các biện pháp chuyên sâu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mời bạn tham khảo bài viết:

Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

Bật mí 4 loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng một cách tự nhiên, ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý