Bật mí 4 loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng một cách tự nhiên, ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý

0
2622
Bật mí 4 loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng một cách tự nhiên, ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý
Bật mí 4 loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng một cách tự nhiên, ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý

Dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng là một phương pháp điều trị theo dân gian có khả năng mang lại hiệu quả chữa bệnh cao. Bên cạnh đó nguyên liệu chính tạo ra phương pháp điều trị này là những loại dược liệu có độ an toàn cao, không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài.

Contents

Bật mí 4 loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng một cách tự nhiên

Các bài thuốc dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng có khả năng khắc phục tốt bệnh lý và những triệu chứng khó chịu đi kèm một cách tự nhiên. Bên cạnh đó các bài thuốc chữa bệnh này xuất phát từ những nguyên liệu dễ tìm, có sẵn trong tự nhiên hoặc mua với giá thành rẻ. Cách thức áp dụng bài thuốc cũng rất đơn giản, dễ thực hiện và không tốn nhiều công sức.

Tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, mức độ phát triển bệnh lý và sở thích, người bệnh có thể lưu lại và áp dụng một trong những bài thuốc dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng dưới đây:

Bài thuốc dùng lá húng chanh chữa viêm mũi dị ứng

Trong Đông y lá húng chanh mang trong mình tính ấm, mùi thơm nồng, vị cay nhẹ, không độc, có tác dụng đào thải độc tố, khử phong tán hàn, giúp tiêu đờm, giải cảm. Đồng thời làm dịu tình trạng ngứa ngáy cổ họng, ngứa mũi, hắt hơi và chảy mũi. Bên cạnh đó lá húng chanh còn chứa những hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp tiêu viêm và tiêu diệt các tác nhân gây hại.

Theo Y học hiện đại, trong lá húng chanh tồn tại một lượng lớn tinh dầu chứa colein cùng với hợp chất có lợi mang tên phenolic (eugenol, carvacrol, thymol, chavicol, salicylate). Những dưỡng chất này có khả năng điều trị tốt các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng và những triệu chứng đi kèm.

Bài thuốc 1: Uống nước lá húng chanh chữa viêm mũi dị ứng

Nguyên liệu:

  • 5 gram lá húng chanh
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Lá húng chanh mang đi rửa sạch
  • Dùng một ít muối hạt pha một lượng nước muối vừa đủ
  • Ngâm lá húng chanh trong nước muối pha loãng từ 10 – 15 phút. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ được tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá
  • Vớt lá húng chanh ra ngoài và rửa lại với nước sạch
  • Cho lá húng chanh vào cốc
  • Rót thêm 250ml nước sôi vào cùng và thực hiện hãm dược liệu trong 20 phút
  • Uống ngay khi còn ấm
  • Người bệnh cần thực hiện bài thuốc uống nước lá húng chanh chữa viêm mũi dị ứng từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc 2: Xông nước lá húng chanh chữa viêm mũi dị ứng

Nguyên liệu: 30 gram lá húng chanh

Cách thực hiện:

  • Lá húng chanh mang đi rửa sạch
  • Ngâm lá húng chanh trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ được tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá
  • Vớt lá húng chanh ra ngoài và rửa lại với nước sạch
  • Cho lá húng chanh vào nồi cùng với một lít nước
  • Đun lá húng chanh cho đến khi sôi
  • Dùng mền hoặc khăn bông lớn che phủ mặt cùng với nồi nước húng chanh và thực hiện xông mũi cho đến khi lượng nước trong nồi nguội hẳn
  • Người bệnh nên xông nước lá húng chanh chữa viêm mũi dị ứng 1 lần/ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ trong 7 – 10 ngày.

Lưu ý: Người bệnh không nên để mũi quá gần với nước lá húng chanh vì hơi nước có thể làm bạn bỏng da.

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu

Lá cây ngải cứu chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, sát khuẩn cao. Nhờ đặc tính này, dược liệu có tác dụng làm tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu diệt các tác nhân gây hại. Đồng thời khắc phục tốt tình trạng ngứa mũi, ngứa họng, ngứa mắt và triệu chứng hắt hơi do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra. Bên cạnh đó lượng lớn tinh dầu và những hoạt chất có lợi trong lá cây ngải cứu như: dehydro matricaria este, tricosanol, cineol, tetradecatrilin… còn có khả năng giúp giảm đau và trị ngứa hiệu quả.

Trong Đông y, tính ấm, mùi thơm và vị đắng trong dược liệu có tác dụng giải độc, khử phong tán hàn, điều hòa khí huyết. Đồng thời giúp bệnh viêm mũi dị ứng và những triệu chứng khó chịu đi kèm mau chóng được khắc phục.

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu

Nguyên liệu: 50 gram lá cây ngải cứu

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá cây ngải cứu, để ráo nước
  • Phơi lá cây ngải cứu tại những mát mẻ, có bóng râm và có gió nhẹ. Người bệnh cần tránh phơi lá cây ngải cứu dưới trời nắng gắt vì sẽ làm mất tác dụng chữa bệnh của dược liệu
  • Dùng tay vò lá cây ngải cứu khô cho đến khi lá tơi hẳn và có thể lấy được gân lá ra ngoài
  • Cho lá cây ngải cứu vào một miếng giấy nhỏ và cuộn lại thành hình điếu thuốc
  • Thực hiện đốt và hơ tại một số huyệt trên đỉnh đầu
  • Người bệnh hơ 1 huyệt/lần cho đến khi có cảm giác nóng thì chuyển sang huyệt khác
  • Thực hiện hơ các huyệt trong 30 phút
  • Người bệnh cần áp dụng bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá ngải cứu liên tục trong 2 tuần, nghỉ 1 tuần và thực hiện thêm 2 tuần nữa cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Cách xác định huyệt:

  • Huyệt số 1 nằm trên đỉnh đầu. Đây là điểm giao giữa hai đường chéo từ vành tai
  • Huyệt số 2 cách huyệt số 1 khoảng 2cm nối ra phía trước và sau
  • Huyệt số 3 được xác định nằm ở hai bên trái phải của huyệt số 1 và cách huyệt số 1 2cm.

Lưu ý: Người bệnh cần giữ khoảng cách giữa cuộn giấy và các huyệt ít nhất 1,5cm để tránh bị cháy tóc.

Bài thuốc dùng lá bèo cái chữa viêm mũi dị ứng

Trong Y học hiện đại, lá bèo cái chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe gồm: Xenluloza, phospho, chất prôtit thô, chất béo thô, chất hữu cơ… Bên cạnh đó các dưỡng chất này hoạt động như những chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Nhờ đặc tính này, dược liệu có khả năng khắc phục bệnh viêm mũi dị ứng và những triệu chứng khó chịu đi kèm như: Sổ mũi, chảy mũi, hắt hơi, viêm họng, ngứa họng, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa mũi, ho…

Nguyên liệu:

  • Lá bèo cái tươi
  • Mật ong nguyên chất
  • Một nhánh gừng nhỏ.

Thực hiện cách 1:

  • Lá bèo cái tươi mang đi rửa sạch
  • Ngâm lá bèo cái tươi trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ được tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá
  • Vớt lá bèo cái tươi ra ngoài và rửa lại với nước sạch, phơi ráo nước
  • Cho lá bèo cái tươi vào cối và thực hiện giã nát
  • Pha lá bèo tươi đã giã cùng với một ít nước ấm
  • Trộn đều và vắt lấy phần nước, bỏ bã
  • Uống 1 lần/ngày.

Thực hiện cách 2:

  • Lá bèo cái tươi mang đi rửa sạch
  • Ngâm lá bèo cái tươi trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút
  • Vớt lá bèo cái tươi ra ngoài và rửa lại với nước sạch, phơi ráo nước
  • Cho lá bèo cái tươi vào cối và thực hiện giã nát
  • Chắt lấy nước cốt dược liệu
  • Gừng mang đi cạo sạch vỏ
  • Rửa gừng và để ráo nước
  • Thái gừng thành từng lát mỏng và cho vào cối giã nát
  • Cho gừng đã giã cùng với 1 thìa mật ong nguyên chất vào nước cốt lá bèo tươi, khuấy đều
  • Uống 1 – 2 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Lá bèo cái cần được loại bỏ sạch rễ, ngâm trong nước muối và mang đi phơi khô hoặc phơi ráo nước trước khi sử dụng
  • Người bệnh cần thực hiện bài thuốc đúng cách để những hoạt chất trong dược liệu có thể phát huy tối đa tác dụng và không gây ngứa da.

Người bệnh thực hiện bài thuốc dùng lá bèo cái chữa viêm mũi dị ứng trong 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm. Những triệu chứng khó chịu do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra cũng không còn.

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt

Trong Đông y, lá lốt mang trong mình tính ấm, mùi thơm nồng có tác dụng khử phong tán hàn, đào thải độc tố và các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó trong dược liệu còn chứa nhiều tinh dầu piperin có khả năng kháng viêm, kháng sinh hiệu quả. Vì thế lá lốt thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng và một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp như: Viêm xoang, viêm phế quản, hen phế quản…

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt

Bài thuốc 1: Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách nhỏ nước lá lốt vào mũi

Nguyên liệu:

  • 20 gram lá lốt
  • Nước muối sinh lý
  • Tăm bông.

Cách thực hiện:

  • Lá lốt mang đi rửa sạch
  • Ngâm lá lốt trong nước muối pha loãng để loại bỏ được tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá
  • Sau 15 phút, vớt lá lốt ra ngoài và rửa lại với nước sạch, để ráo nước
  • Cho lá lốt sạch vào cối nhỏ và thực hiện giã nát
  • Vắt lấy phần nước cốt, bỏ bã
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
  • Dùng tăm bông thấm nước cốt lá lốt và nhỏ vào mỗi bên mũi từ 2 – 3 giọt
  • Người bệnh cần thực hiện bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng cách nhỏ nước lá lốt vào mũi 2 lần/ngày trong 7 ngày để bệnh tình và những triệu chứng thuyên giảm.

Bài thuốc 2: Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách xông nước lá lốt

Nguyên liệu: 30 gram lá lốt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt
  • Ngâm lá lốt trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ được tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá
  • Vớt lá lốt ra ngoài và rửa lại với nước sạch
  • Cho lá lốt vào nồi cùng với 1 lít nước
  • Đun sôi lá lốt khoảng 10 phút
  • Dùng mền hoặc khăn bông lớn che phủ mặt cùng với nồi nước lá lốt
  • Thực hiện xông mũi cho đến khi lượng nước trong nồi nguội hẳn.

Người bệnh cần thực hiện bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng cách xông nước lá lốt 1 lần/ngày vào mỗi buổi tối trong 7 – 10 ngày. Khi đó lượng tinh dầu trong lá lốt có thể tác động trực tiếp vào mũi giúp mũi thông thoáng và dễ chịu hơn. Bệnh tình cũng mau chóng thuyên giảm.

Lưu ý: Người bệnh không nên để mũi quá gần với nước lá lốt vì hơi nước có thể gây bỏng da.

Ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý khi dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng

Ưu điểm

  • Những bài thuốc dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng có độ an toàn cao
  • Khi sử dụng những bài thuốc dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng trong một thời gian dài có thể khắc phục tốt bệnh lý mà không gây ra tác dụng phục
  • Nguyên liệu để tạo nên những bài thuốc dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng đều rất quen thuộc, dễ tìm. Người bệnh có thể tìm thấy chúng xung quanh vườn nhà hoặc mua ngoài chợ với giá thành rẻ.

Nhược điểm

  • Tương tự như những phương pháp chữa bệnh theo dân gian khác, các bài thuốc dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng thường phát huy tác dụng chậm. Do đó người bệnh cần kiên trì thực hiện thì những dưỡng chất mới có thể thấm sâu vào cơ thể và phát huy tác dụng chữa bệnh.

Lưu ý:

  • Đối với bài thuốc dùng lá bèo cái chữa viêm mũi dị ứng, người bệnh cần phải thực hiện đúng cách để không gây phản tác dụng và làm ngứa da
  • Tùy thuộc vào mức độ phát triển bệnh lý và yếu tố cơ địa, thời gian sử dụng những bài thuốc dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng ở mỗi người không giống nhau
  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng
  • Trong thời gian sử dụng những bài thuốc dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng, nếu bệnh tình không thể thuyên giảm hoặc cơ thể xuất hiện những dấu hiệu lạ, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và đề ra cách giải quyết thích hợp
  • Các bài thuốc dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng có khả năng khắc phục tốt bệnh lý và những triệu chứng khó chịu đi kèm như: Sổ mũi, chảy mũi, hắt hơi, viêm họng, ngứa họng, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa mũi, ho… Tuy nhiên người bệnh không nên quá lạm dụng những bài thuốc vì sẽ gây ngộ độc
  • Đối với những trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng nặng, bệnh lâu năm hoặc đang trong giai đoạn mãn tính, người bệnh cần kết hợp dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng và những phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra người bệnh cần thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý. Đồng thời có phương pháp điều trị thích hợp hơn nếu bệnh tình không thể thuyên giảm hoặc chuyển biến xấu.
Đối với bệnh mãn tính, người bệnh cần kết hợp dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng và những phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Đối với bệnh mãn tính, người bệnh cần kết hợp dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng và những phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Thông tin về 4 loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng một cách tự nhiên, ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó nếu có thắc mắc về vấn đề nào, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Mời bạn tham khảo bài viết: Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?