Trẻ bị chàm sữa nên tắm lá gì để giảm ngứa nhanh chóng?

0
2682
Bố mẹ có thể áp dụng biện pháp tắm lá để cải thiện triệu chứng, giảm nhẹ tổn thương và cảm giác khó chịu ở trẻ.
Bố mẹ có thể áp dụng biện pháp tắm lá để cải thiện triệu chứng, giảm nhẹ tổn thương và cảm giác khó chịu ở trẻ.

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh lý da liễu phổ biến ở đối tượng trẻ em trong những năm tháng đầu đời và có xu hướng biến mất khi trẻ lên 5 tuổi. Khi xuất hiện triệu chứng đặc trưng của bệnh như: sưng, viêm, ngứa ngáy, bong tróc vảy…, bố mẹ có thể áp dụng biện pháp tắm lá để giảm nhẹ tổn thương và cảm giác khó chịu cho bé. Trẻ bị chàm sữa nên tắm lá gì? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn giúp bạn.

Contents

Trẻ bị chàm sữa nên tắm lá gì để giảm ngứa?

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng những biểu hiện: sưng đỏ, ngứa ngáy, nổi mụn nước, da bong tróc, khô da… thường làm trẻ khó chịu và quấy khóc. Để khắc phục tình trạng trên, bố mẹ có thể nấu nước lá để tắm cho trẻ. Hơn nữa, phương pháp dân gian này còn đặc biệt an toàn, ít gây kích ứng lên da mỏng manh hay tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc tây.

Bạn có thể tham khảo và áp dụng những cách điều trị sau:

Lá trà xanh

Cách chữa chàm sữa bằng trà xanh không còn xa lạ gì với những ông bố bà mẹ có con nhỏ thường xuyên bị chàm sữa. Sở dĩ trà xanh có tác dụng “tuyệt vời” như vậy là nhờ vào việc sở hữu những chất sau:

Tắm trà xanh thường xuyên có thể khắc phục được triệu chứng khó chịu của của chàm sữa.
Tắm trà xanh thường xuyên có thể khắc phục được triệu chứng khó chịu của của chàm sữa.
  • Sterol và Catechin chống viêm: các chất này tham quá trình ngăn chặn sản xuất cytokine gây viêm do hệ miễn dịch tiết ra. Bên cạnh đó, Catechin còn có khả năng ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
  • Chống oxy hóa (carotenoids, vitamin C, tocopherols) & chất khoáng (selen, kẽm và mangan): chống oxy hóa, giảm tổn thương và thiệt hại cho tế bào.
  • Tanin: Liên kết & làm se các phân tử trên da, tạo hàng rào ngăn ngừa vi khuẩn, chất kích ứng xâm nhập gây hại và làm bùng phát bệnh.
  • Theanine: dưỡng ẩm, cải thiện triệu chứng khô da do chàm.

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Trà xanh đem rửa sạch, vò nát, cho vào nồi nước sôi. Pha nước trà xanh với nước lạnh cho ấm, phần nước dùng để tắm cho bé, phần bã đắp lên người. Thực hiện thường xuyên để lá trà phát huy tác dụng trị bệnh.

Lá trầu không

Từ xưa, lá trầu không được dùng như một vị thuốc trị bệnh, trong đó có bệnh chàm sữa. Người ta tìm thấy trong thành phần của lá trầu không có chứa các thành phần có khả năng kháng viêm nên có thể cải thiện tổn thương sưng viêm, ngứa đỏ trên vùng da bị chàm.

Ngoài ra, hàm lượng lớn poly – phenol có trong lá trầu không có khả năng ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn, nấm gây hại như: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli…, ngăn ngừa tình trạng chàm bội nhiễm.

Các dưỡng chất có lợi được tìm thấy trong lá trầu không như Cađinen, betel-phenol, chavicol… cũng có khả năng tái tạo & là làm lành thương tổn trên bề mặt da, cải thiện tình trạng sưng, viêm, ngứa, đóng vảy.

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Lá trầu không đem đi rửa sạch, đun với nước sôi trong 10 phút rồi pha với nước lạnh, dùng nước trên tắm cho trẻ bị chàm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng làm thuyên giảm triệu chứng bệnh.

Lá khế

Theo Y học cổ truyền, lá khế tính mát, có khả năng giải độc thanh nhiệt nên được áp dụng nhiều trong điều trị ngứa, dị ứng da. Ngoài ra, một số ý kiến cho biết trong thành phần của “vị thuốc dân gian” có chứa lượng chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh nên có thể giảm sưng, viêm, ngứa do chàm sữa.

Nước tắm từ lá khế có thể cải thiện triệu chứng của bệnh chàm sữa.
Nước tắm từ lá khế có thể cải thiện triệu chứng của bệnh chàm sữa.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 100 lá lá khế tươi.
  • Nửa muỗng muối biển sạch.

Cách thực hiện:

  • Lá khế đem sơ chế thật sạch rồi cho vào nồi nấu sôi với nước trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Pha nước trên với nước nguội để tắm. Dùng nước lá khế tắm cho trẻ trong khoảng 15 phút rồi lau người bằng khăn sạch.

Lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ (tên khoa học là Excoecaria cochinchinensis Lour) còn được gọi lá lá đơn tía, đơn lá đỏ là một trong vị thuốc có khả năng điều trị được nhiều bệnh.

Cây đơn đỏ có khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh chàm sữa
Cây đơn đỏ có khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh chàm sữa

Theo y học cổ truyền, cây đơn đỏ có khả năng giải độc, khu phong, lợi niệu, thanh nhiệt, trừ thấp nên chúng không chỉ điều trị được chứng đại tiện, tiểu tiện ra máu, nhọt, lỵ mà còn có khả năng cải thiện triệu chứng của một số bệnh lý da liễu phổ biến như: mụn nhọt, viêm da cơ địa, mề đay, chàm…

Một số nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy trong thành phần của cây đơn đỏ có chứa hàm lượng flavonoid – chất có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa khá cao. Không chỉ vậy, các hoạt chất như coumarin, tanịn, saponin… được tìm thấy trong nguyên liệu trên cũng đặc biệt hữu ích trong việc tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau, khắc phục được triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu ở trẻ bị chàm sữa.

Cách thực hiện như sau:

  • Ngâm và rửa sạch một nắm lá đơn đỏ với muối, sau đó đem nấu với nước, khi nước sôi được 10 phút thì tắt bếp.
  • Pha nước trên với nước lạnh để tắm cho trẻ.
  • Trường hợp trẻ bị viêm nặng, có thể cho thêm lá đơn đỏ để gia tăng dược tính.

Lá ổi

Theo Y học cổ truyền, lá ổi có vị đắng, tính ẩm, có khả năng tiêu thủng, giải độc nên được dùng nhiều trong các bài thuốc trị tiêu chảy, giảm cân, tiểu đường, da liễu.

Khoa học cũng đã chứng minh các thành phần như tanin, axit guajavalic, vitamin K beta-sitosterol, limonen, axit maslinic, tanin… có trong lá ổi có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn nên có thể  làm sạch vùng viêm nhiễm, cải thiện được các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương do chàm sữa ở trẻ.

Cách thực hiện như sau:

  • Lá ổi đem ngâm và rửa với nước muối cho thật sạch rồi đun với nồi nước sôi trong khoảng 5 –  7 phút.
  • Pha nước trên với nước nguội cho ấm rồi dùng nước trên tắm cho trẻ trong khoảng 15 phút. Kết hợp ngâm rửa vùng da chàm với nước lá kèm dùng lá ổi chà nhẹ lên da để loại bỏ tế bào chết.
  • Thực hiện đều đặn một lần mỗi ngày để bài thuốc phát huy tác dụng.

Một số lưu ý khi dùng lá tắm cho trẻ bị chàm sữa

Chữa chàm sữa bằng cách tắm nước lá tương đối an toàn, nhất là với những đối tượng có làn da mỏng như trẻ em thì đây là cách phù hợp bởi nguyên liệu trên không gây kích ứng hay tác dụng phụ như khi dùng thuốc tây. Tuy nhiên trong quá trình điều trị cho trẻ bằng mẹo dân gian, bố mẹ cần lưu ý điều sau:

Lưu ý trong điều trị

  • Lá cây sau khi thu hái nên được vệ sinh thật sạch để tránh sâu, hóa chất tồn tại bề mặt gây kích ứng cho da bé.
  • Áp dụng thường xuyên và kiên trì để bài thuốc phát huy tác dụng.
  • Cách tắm nươc lá chỉ có tác dụng làm sạch, cải thiện triệu chứng và giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ chứ không thể điều trị bệnh triệt để. Ngoài ra, mẹo dân gian trên không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, không ngưng dùng những loại thuốc khác kể cả khi đang dùng mẹo tắm nước lá.
  • Mặc dù tương đối hiếm gặp nhưng không dùng cách trên nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng.
  • Cách tắm bằng nước lá thích hợp với những trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới chớm bệnh. Nếu trẻ bị chàm sữa nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp.

Lưu ý trong sinh hoạt

  • Bố mẹ có thể hạn chế tổn thương trên da do gãi bằng cách cho bé đeo găng tay cotton.
  • Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ (nếu trẻ đang trong giai đoạn đang bú) để tăng cường miễn dịch, cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cho trẻ uống nhiều nước.
  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho bé.
  • Cho trẻ mặc quần áo rỗng rãi, thoáng mát để hạn chế tối đa kích ứng lên da.

Bài viết vừa giúp ông bố bà mẹ giải quyết nổi lo trẻ bị chàm sữa nên tắm lá gì. Nhìn chung, đây là cách chữa bệnh đơn giản, lành tính, an toàn cho làn da nhạy cảm ở trẻ. Tuy nhiên, bài thuốc trên chỉ áp dụng cho trẻ không dị ứng với các loại lá trên hoặc dùng trên đối tượng chàm sữa nhẹ, các trường hợp nghiêm trọng nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị khoa học hơn.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán, điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.