Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, loét dạ dày tá tràng đã trở thành một căn bệnh phổ biến. Theo thống kê, ở Việt Nam những năm gần đây, bệnh chiếm khoảng 26%, đứng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa và có xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc hiểu rõ về loét dạ dày tá tràng và có những biện pháp phòng tránh, điều trị là vô cùng cần thiết đối với mỗi người.
Contents
Vậy loét dạ dày, tá tràng là gì?
Loét dạ dày, tá tràng là bệnh thường gặp do có sự tổn thương gây loét ở lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Những tổn thương này xuất hiện khi lớp niệm mạc dạ dày, tá tràng bị thủng bộc lộ ra các lớp bên dưới. Bệnh gây ra bởi sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và các yếu tố bảo vệ. Trong đó, gia tăng các yếu tố tấn công, và/ hoặc giảm các yếu tố bảo vệ.
Nguyên nhân gây loét dạ dày thường gặp là gì?
Hoạt động của dạ dày tá tràng được đảm bảo bởi sự cân bằng giữa các yếu tố tấn công và các yếu tố bảo vệ. Loét dạ dày tá tràng là do sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Trong đó có sự gia tăng của các yếu tố tấn công, và/ hoặc suy giảm các yếu tố bảo vệ. Các yếu tố tấn công như HCl, pepsin,… Các yếu tố bảo vệ: chất nhày, bicarbonat, hàng rào niêm mạc dạ dày
Các nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng có thể kể đến như:
- Dùng thuốc kháng viêm phi steroid ( NSAIDs)
- Vi khuẩn H.pylory
- Nghiện thuốc lá
- Stress và tuổi tác
- Sử dụng rượu bia và các chất kích thích có chứa alcol….
Một số biểu hiện thường gặp của loét dạ dày tá tràng:
Thông thường, người bệnh thường chủ quan khi gặp phải một vài triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, gầy sút cân và chỉ vào viện khi bệnh đã xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như đi ngoài phân đen, nôn ra máu. Vì vậy, việc nắm vững những triệu chứng thường gặp khi bị loét dạ dày tá tràng là vô cùng cần thiết đối với mọi người. thông thường, bệnh thường có một số biểu hiện không thể chủ quan như:
Những cơn đau vùng thượng vị:
Cơn đau thường xuất hiện ở vùng trên rốn, dưới mũi xương ức, đau cồn cào, âm ỉ, đau không quằn quại.
Với loét dạ dày cơn đau thường xảy ra lập tức sau khi ăn. Trong khi đó, loét tá tràng thường đau khi đói. Thông thường, những cơn đau do loét dạ dày thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ và có tính chu kì, thường xuyên lặp lại.
Ảnh minh họa: cơn đau vùng thượng vị
Một số triệu chứng cơ năng
Một số triệu chứng cơ năng khác thường gặp như nôn, buồn nôn: khi ổ loét khu trú ở tâm vị, đới tâm vị, hẹp môn vị. Nếu là loét tá tràng thì có dấu hiệu buồn nôn, nôn ngay cả khi đói.
Ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị
Xuất hiện do thức ăn không tiêu hóa được trào ngược dạ dày gây ợ hơi, ợ chua. Các triệu chứng thường gặp trong giai đoạn tiến triển của bệnh.
Rối loạn tiêu hóa
Người bệnh thường cảm thấy ăn uống không ngon miệng, chán ăn, đầy bụng dẫn đến gầy sút cân.
Các biến chứng thường gặp là gì?
Khi bệnh nhân xuất hiện một số hiện tượng như nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen nghĩa là tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng do có sự xuất huyết ở đường tiêu hóa. Vì vậy, việc điều trị loét dạ dày tá tràng sớm là vô cùng cần thiết để trách được các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải:
Xuất huyết tiêu hóa: Chiếm khoảng 25% trong loét dạ dày.
Bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu nôn ra máu đen lẫn máu cục và thức ăn, đi ngoài ra phân đen, mùi thối khắm. Thường xuất hiện đơn độc hoặc sau khi nôn ra máu Bệnh nhân xuất hiện những cảm giác khó chịu, mệt mỏi, vã mồ hôi, ù tai, chóng mặt.
Thủng dạ dày
Do loét dạ dày tá tràng diễn ra lâu ngày, hay xảy ra nhất với loét hành tá tràng, nhất là mặt trước hành tá tràng gây viêm phúc mạc cấp tính. Khi các vết loét đi qua lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Lúc này dạ dày bị thủng, dịch trong đường tiêu hóa tràn vào ổ bụng gây ra những cơn đau dữ dội, đau như dao đâm ở vùng hông sườn phải. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện trạng thái thở nông, bụng nằm im không di động theo nhịp thở, choáng với dấu hiệu viêm phúc mạc. Bệnh nhân cần được xử trí sớm, nếu để lâu có thể dẫn tới tử vong.
Hẹp môn vị:
Nguyên nhân có thể do co thắt, do viêm và phù quanh ổ loét. Bệnh nhân thường có biểu hiện nôn ra thức ăn ngày hôm trước do thức ăn bị giữ lại ở dạ dày mà không đi qua được lỗ môn vị. Bệnh nhân thường đau bụng sau bữa ăn, đầy hơi, chướng bụng,sau khi nôn bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Ung thư hóa
Loét tá tràng thường không dẫn tới ung thư trong khi loét dạ dày có tỉ lệ cao dẫn tới ung thư dạ dày. Vì vậy việc làm các xét nghiệm cần thiết là vô cùng quan trọng để đề phòng nguy cơ ung thư dạ dày.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng cách nào?
Để điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh cần phối hợp giữa việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và việc sử dụng thuốc một cách thật hợp lý.
Chế độ ăn uống:
- Có chế độ ăn uống khoa học, tránh căng thẳng, stress
- Hạn chế các chất kích thích dạ dày như rượu bia, các thức ăn cay nóng, hạn chế các món xào,chế biến sẵn
- Dùng nhiều chất béo từ cá, vitamin A
- Dùng các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ăn chậm nhai kĩ
- Không ăn quá đói hoặc quá no, đặc biệt không được bỏ bữa.
Sử dụng thuốc
Các nhóm thuốc điều trì loét dạ dày thường gặp như: nhóm altacid, nhóm ức chế bơm proton ( omeprzol, lansopraxol), nhóm kháng H2 receptor ( cimetidin, ranitidin),…..
Cuộc sống hiện đại và vội vã, những bữa ăn vội vàng cho qua, những ngày bỏ bữa đang dần làm chúng ta đánh mất sức khỏe bản thân. Vì vậy, những hiểu biết cơ bản về loét dạ dày tá tràng là vô cùng cần thiết với mỗi người trong công cuộc chăm sóc sức khỏe chính mình. Vì chỉ khi có sức khỏe, ta mới có thể cống hiến cho cuộc đời.
Bài viết cùng chủ đề: Người bị viêm đại tràng có triệu chứng như thế nào?