Đối với hầu hết mọi người, tư vấn bác sĩ là một việc khá đơn giản. Nhưng đối với người Indonesia, khám bác sĩ đồng nghĩa với chờ đợi bền bỉ và phải đau đầu xử lý vấn đề về khoảng cách địa lý. Những người cư trú ở tỉnh nhỏ hoặc nông thôn thường ít tiếp cận với chuyên gia chăm sóc sức khỏe, trong khi những người ở các thành phố lớn như Jakarta cũng phải đối mặt với lưu lượng giao thông khủng khiếp. Ứng dụng chăm sóc sức khỏe Halodoc ra đời nhằm giải quyết những bất tiện này bằng cách kết nối bệnh nhân với các bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa thông qua các ứng dụng trò chuyện, video-call hoặc voice-call và nhận đơn thuốc được kê bởi bác sĩ trong vòng một giờ. Tuy nhiên, Halodoc chỉ áp dụng với các bệnh thông thường, chẳng hạn như ho và cúm. Dị ứng và vấn đề về da cũng chiếm phần lớn số lần tư vấn trên ứng dụng. Bất cứ triệu chứng nghiêm trọng hơn cần thăm khám trực tiếp hoặc giới thiệu đến bệnh viện sẽ được thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ.
Ngoài tư vấn, bệnh nhân có thể mua thuốc không kê đơn, đặt dịch vụ xét nghiệm và yêu cầu bồi hoàn bảo hiểm thông qua Halodoc. Bằng cách tối ưu hóa các quy trình liên quan đến đặt hẹn, thanh toán và kê đơn thuốc qua ứng dụng, thời gian cho mỗi lần khám được giảm đáng kể. Halodoc hiện cộng tác với 22.000 bác sĩ và 1.200 dược sĩ. Các bác sĩ hành nghề tại phòng khám riêng hoặc trong bệnh viện có thể phân bổ thời gian cụ thể trong ngày để tư vấn trên Halodoc.
Người sáng lập kiêm CEO Jonathan Sudharta xây dựng Halodoc vào năm 2016. Mới đây, công ty đã kiếm được 65 triệu USD từ vòng gọi vốn Series B ngày 4/3 bởi UOB Ventures Management, đưa công ty trở thành healthcare start-up (Công ty khởi nghiệp lĩnh vực chăm sóc sức khỏe) được đầu tư tốt nhất tại Indonesia. Halodoc đã huy động được 13 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A năm 2016. Liên doanh có trụ sở tại Singapore gồm Clermont Group và Openspace cùng với Go-Jek và nền tảng thương mại điện tử Blibli.com đã tham gia vòng này.
Tiềm năng cho các MedTech?
Halodoc không phải là MedTech duy nhất thay đổi cách thức thăm khám bác sĩ của người Indonesia. Còn có Alodokter, start-up được rót vốn lần thứ ba 9 triệu USD bới Golden Gate Ventures năm 2017, đưa tổng số vốn huy động của họ lên 12,1 triệu USD. Sau đó, có TeleCTG, cho phép phụ nữ mang thai theo dõi nhịp tim thai và hoạt động của cơ tử cung qua một thiết bị quét CTG (cardiotocography) cầm tay kết nối với điện thoại thông minh, đã giành được 50.000 USD hỗ trợ trong năm 2016.
Nhưng ngay cả khi các ứng dụng từ xa đang bùng nổ tại Indonesia, Sudharta chỉ duy trì chức năng quản lý và cung cấp các đơn thuốc của Halodoc. Là một cựu giám đốc tại Mensa Group, một trong các công ty dược phẩm lớn nhất ở Indonesia, Sudharta nhận ra sự không hiệu quả của quá trình thăm khám thông qua tương tác với bác sĩ.
Với 264 triệu người Indonesia trải khắp hàng ngàn hòn đảo, ông chỉ ra rằng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tốt hơn là cấp bách nhất đối với những người sống ở những ngôi làng xa xôi, Sudharta nói. Ông nói thêm rằng người dùng Halodoc có thể đến từ Aceh, phía cực tây của Indonesia hay từ Papua ở cực đối diện. Trên thực tế, khoảng 80 phần trăm trên 2 triệu người dùng Halodoc đến từ các khu vực bên ngoài thành phố chính Jakarta và Surabaya. Một phần lớn người dùng này sống ở các thành phố hạng hai hoặc nông thôn. Bản thân phương thức kết nối từ xa không có giới hạn về vị trí, “nếu bạn ở trong thành phố hoặc trong làng, hoặc thậm chí trong máy bay, miễn là bạn có internet kết nối, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia tại bất kỳ thời điểm nào”.
Nguồn Tech In Asia, 03/2019
Namud insider