Thuốc Vimotram: Công dụng, liều dùng và những tác dụng phụ

0
1762
hộp thuốc vimotram
Hình ảnh: hộp thuốc vimotram

Thuốc Vimotram là một thuốc được sử dụng nhiều hiện nay nhưng mọi người chưa thực sự hiểu rõ về những thông tin của thuốc như những chống chỉ định, những tác dụng phụ, những lưu ý khi sử dụng. Vì vậy trong bài viết này alydarpharma xin được chia sẻ tới bạn những thông tin cần thiết nhất về thuốc Vimotram. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Contents

Thuốc Vimotram là thuốc gì?

Thuốc Vimotram là thuốc được sản xuất bởi công ty CP dược phẩm VPC, thuốc có thành phần chính là chất Sulbactam natri với hàm lượng 500mg; hoạt chất Amoxicilin natri với hàm lượng 1000mg được bào chế với tỉ lệ thuốc tương tứng là 1:2 trong một lọ thuốc tiêm.

Sulbactam là một chất có tác dụng làm ức chế men β – lactamase đây là một loại men có tính phân giải hoạt chất amoxicilin làm cho thuốc được thải trừ và hết tác dụng, chất này được phối hợp với kháng sinh amoxicilin tạo ra sự kết hợp hiệp đồng khiến phổ kháng khuẩn của thuốc này được mở rộng ra hơn.

Hoạt chất Amoxicilin là một kháng sinh có khung betalactam có phổ kháng khuẩn rộng với cơ chế kháng khuẩn làm ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn làm cho vi khuẩn bị chết từ đó giúp cơ thể dễ dàng đề kháng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. 

hộp thuốc vimotram
Thuốc Vimotram

Thuốc Vimotram có tác dụng gì?

Thuốc Vimotram có tác dụng điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn sau:

  • Hệ thống hô hấp cả trên và dưới: nhiễm khuẩn xoang, tai giữa, phổi.
  • Hệ thống tiết niệu.
  • Ổ bụng, phụ khoa.
  • Da, các bộ phận cơ, xương hay khớp.

Thuốc này còn có thể có những tác dụng khác không được liệt kê hết ở đây, bạn có thể xem chi tiết ở tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Chống chỉ định của thuốc Vimotram

Không sử dụng thuốc vimotram đối với những bệnh nhân đã từng hoặc đang mắc các trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn (dị ứng) đối với các chất có nhóm betalactam hoặc các cấu trúc khác trong nhóm betalactam như penicillin hay cephalosporin,…
  • Những người bị tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm siêu vi nhất là virus Herpes.

Hướng dẫn liều dùng và cách sử dụng thuốc Vimotram

Liều dùng thuốc Vimotram

Dùng thuốc ở người lớn với liều từ 1500 mg đến 3000mg (tương đương với từ 1 -2 lọ) trong một lần sử dụng. Bạn dùng thuốc cứ cách nhau khoảng 6 tiếng dùng một lần.

Lưu ý sao cho tổng liều của sulbactam không được vượt quá mức 4000 mg trong một ngày.

Bảng phân liều mức độ nhiễm khuẩn:

Tình trạng nhiễm khuẩn Liều dùng
Mức độ nhẹ

Mức độ vừa

Mức độ nặng

Sử dụng 2 lọ

Dùng liều tối đa là 4 lọ

Dùng liều tối đa là 8 lọ

Liều dùng của thuốc phải được sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc này, nếu muốn xem chi tiết liều lượng, bạn có thể xem trong tờ hướng dẫn sử dung của thuốc này. Ở đây chúng tôi chỉ chia sẻ chung nhất về thuốc này với mong muốn giúp bạn sử dụng thuốc này an toàn, hiệu quả và tránh được những tác dụng phụ.

hộp thuốc vimotram
Cách sử dụng thuốc vimotram

Cách dùng thuốc Vimotram

Thuốc có thể sử dụng ở đường tiêm bắp, tiêm truyền tĩnh mạch.

Cách dùng này do cán bộ nhân viên y tế dùng thuốc cho bệnh nhân của mình, mời quý đồng nghiệp tham khảo:

  • Khi tiêm bắp: bạn hòa tan 1 lọ vimotram với lượng 3,2 ml H2O để tiêm. Dịch bạn vừa pha chỉ dùng được trong khoảng 1 giờ sau khi pha, nếu quá thời gian này bạn phải pha lại dịch mới.
  • Khi tiêm tĩnh mạch: tiêm thật chậm, với thời gian ít nhất là từ 10 đến 15 phút.
  • Khi truyền tĩnh mạch: Truyền trong khoảng thời gian từ 15 – 30 phút với lượng dịch được pha loãng từ dịch tiêm tĩnh mạch khoảng từ 50 đến 100 ml.

Phụ nữ có thai và cho con bú có sử dụng được thuốc Vimotram không?

Phụ nữ mang thai

Chưa có những báo cáo về tính an toàn của thuốc vimotram với đối tượng phụ nữ đang mang thai. Một số nghiên cứu trước đã thực hiện trên chuột nhắt trắng, chuột cống hay thỏ vẫn chưa thấy có sự bất thường nào trên thai nhi.

Phụ nữ đang cho con bú

Thuốc này có thể bài tiết qua lượng sữa của mẹ khi cho con bú. Vì thế cần phải rất thận trọng khi đang cho bé bú, tốt nhất là khi sử dụng thuốc mẹ nên dừng cho bé bú và thay thế bằng các chế độ ăn khác.

Dùng thuốc Vimotram cho phụ nữ cho con bú
Dùng thuốc Vimotram cho phụ nữ cho con bú

Một số nguy cơ cho đối tượng phụ nữ cho con bú này khi sử dụng thuốc đã được thống kê được như:

  • Biến đổi hệ thống vi khuẩn ở đường ruột, nhất là những vi khuẩn có lợi. Nguy cơ này gây ra những tác dụng bất lợi như tiêu chảy,…
  • Tác dụng trực tiếp như các tình trạng quá mẫn,….
  • Làm cản trở trong quá trình phân tích kết quả nuôi cấy khi trẻ sốt cần làm xét nghiệm.

Ảnh hưởng của Vimotram lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không thấy những báo cáo bất lợi cho những người vận hành máy khi sử dụng thuốc này, nên những người này có thể yên tâm sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Vimotram

Những tác dụng phụ của thuốc Vimotram được báo cáo trong thời gian qua bao gồm:

Tác dung phụ thường gặp

  • Rối loạn chức năng tiêu hóa: các hiện tượng tiêu chảy,….
  • Một số trường hợp gặp phát ban trên da.
  • Tại vị trí tiêm cảm giác đau, một số gây ra huyết khối (trên tim mạch)

Tác dụng phụ ít gặp

Ít gặp các trường hợp sau:

  • Trên tiêu hóa: viêm đại tràng kết màng giả, viêm dạ dày.
  • Sốc phản vệ hay các hiện tượng dị ứng do quá mẫn nặng.
  • Trên toàn thân gặp các tình trạng mẩn ngữa, đau đầu, phù,…
  • Có thể giảm bạch cầu hạt.

Hướng dẫn cách xử trí tác dụng phụ

Các tác dụng phụ thường gặp và phổ biến như những phản ứng quá mẫn: ngứa, dị ứng phát ban, tiêu chảy,…. Khi gặp phải trường hợp này bạn cần phải dừng dùng thuốc ngay, các phản ứng này có thể tự biến mất sau khi dừng dùng thuốc, nếu muốn chữa trị nhanh hơn thì bạn có thẻ dùng các thuốc hỗ trợ những là corticoid, kháng histamin,…

Khi gặp các trường hợp phản ứng nặng thậm chí có nguy cơ gây tử vong thì cần phải cấp cứu ngay lập tức để duy trì sự sống cho bệnh nhân bằng các chất như adrenalin,… Trường hợp này bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ đưa bệnh nhân tới viện nhanh nhất có thể để được điều trị kịp thời.

Trường hợp bị viêm đại trường kết màng giả với mức độ nhẹ thì có thể khỏi khi bạn dừng sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc của thuốc Vimotram

Tương tác thuốc của thuốc Vimotram
Tương tác thuốc của thuốc Vimotram

Những thuốc sau được báo cáo là có thể tương tác với thuốc Vimotram, vì vậy bạn cần đọc thật kĩ mục này và thông báo cho bác sĩ những thuốc mà bạn đang sử dụng để được bác sĩ tư vấn dùng thuốc khác.

  • Probenecid: làm tăng hàm lượng các hoạt chất của thuốc vimotram có trong huyết tương do ức chế quá trình thanh thải của hai chất này.
  • Thuốc tránh thai: thuốc tránh thai đường uống sẽ bị mất hoặc là giảm tác dụng khi dùng chung với thuốc Vimotram.
  • Nifedipin: uống chung với thuốc này sẽ làm quá trình hấp thu vào cơ thể của hoạt chất thuốc vimotram tăng lên từ đó gây ra những tác dụng phụ rõ rệt hơn.
  • Alopurinol: làm tăng nguy cơ gây quá mẫn của thuốc vimotram.

Thận trọng/ cảnh báo khi sử dụng thuốc Vimotram

Những thận trọng và cảnh báo sau bạn cần phải hết sức chú ý và thuộc lòng nếu đang có ý định hay đang sử dụng thuốc vimotram:

  • Các hoạt chất của thuốc rất dễ gây ra các trường hợp quá mẫn thậm chí có những trường hợp quá mẫn nặng như sốc dẫn đến tử vong. Vì thế bạn cần chú ý đến ngày trước mình đã từng bị dị ứng với thuốc này chưa, hoặc là dị ứng với thuốc có trong nhóm betalactam khác như penicilin hay cephalosporin,…
  • Thuốc có tác dụng không mong muốn là gây viêm đại tràng kết màng giả cần lưu ý khi gặp triệu chứng của bệnh này.
  • Những người có bạch cầy đơn nhân cao hơn những người bình thường có thể có nguy cơ phát ban lớn hơn rất nhiều so với những người bình thường, vì vậy cần tránh sử dụng thuốc vơi những người này.
  • Những vi khuẩn có thể không bị giết bởi kháng sinh này đặc biệt là con vi khuẩn Pseudomonas, vì thế cần hết sức theo dõi tình trạng người bệnh, nếu xuất hiện các trường hợp bội nhiễm cần phải chuyển sử dụng thuốc khác phù hợp.

Trường hợp dùng quá liều

Triệu chứng của quá liều thuốc Vimotram

Khi dùng quá liều thuốc Vimotram làm cho nồng độ β – lactam tăng vượt mức bình thường, đặc biệt là trong dịch não tủy gây hại cho não và bộ máy thần kinh, một số triệu chứng quá liều như co giật, …

Làm gì khi bị quá liều

Các chất có trong thuốc khi tăng cao trong máu có thể được loại đi nhanh hơn bằng cách thẩm phân máu.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết nhất về thuốc Vimotram, hi vọng nó có ích cho bạn trong khi sử dụng thuốc này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Chúc bạn một ngày vui vẻ.

Bài viết có liên quan: 

Thuốc Vizicin 125 điều trị nhiễm khuẩn hô hấp