Thuốc giảm đau Tydol Plus: chỉ định và hướng dẫn sử dụng

0
1753
Tydol Plus
Hình ảnh: Thuốc Tydol Plus
  • Tên thuốc: Tydol Plus
  • Phân nhóm: Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Contents

Những thông tin cần biết về thuốc Tydol Plus

1. Thành phần

Trong một viên thuốc Tydol Plus có các thành phần như sau:

  • Paracetamol (500mg): thuộc nhóm giảm đau và hạ sốt không steroid, có thể được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa.
  • Cafein (65mg): thuộc dẫn xuất Xanthin có tác dụng rõ rệt lên hệ thần kinh trung ương. Cafein có thể hấp thu khá nhanh qua đường uống, sau khi uống 1 giờ sẽ đạt nồng độ tối đa trong huyết tương.
  • Tá dược vừa đủ

2. Chỉ định

Tydol Plus là thuốc giảm đau thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Đau nửa đầu, đau đầu
  • Đau họng
  • Đau sau khi nhổ răng hay thực hiện các thủ thuật nha khoa
  • Đau bụng kinh
  • Đau nhức cơ bắp
  • Đau do viêm xoang
  • Đau nhức do cảm cúm, cảm lạnh
  • Sốt cao
  • Đau do chấn thương
  • Đau do các bệnh lý xương khớp
Khi bạn bị đau bụng kinh, thuốc Tydol Plus có thể sẽ được chỉ định để khắc phục tình hình
Khi bạn bị đau bụng kinh, thuốc Tydol Plus có thể sẽ được chỉ định để khắc phục tình hình

Nếu muốn sử dụng Tydol Plus cho các mục đích chưa được đề cập ở nội dung trên, bạn cần trao đổi với bác sĩ. Việc dùng thuốc sai mục đích rất dễ phát sinh các vấn đề nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

3. Chống chỉ định

Tydol Plus chống chỉ định với một số đối tượng sau:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người bị thiếu máu
  • Người có bệnh tim, phổi, gan hay thận
  • Người bị thiếu hụt G6DP
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Phụ nữ mang thai hay cho con bú

Bạn nên chia sẻ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hay tiền sử bệnh lý để được cân nhắc về việc dùng thuốc. Bởi hoạt động của Tydol Plus có thể ảnh hưởng xấu đến vấn đề sức khỏe của bạn.

4. Liều lượng – Cách dùng

Cách dùng:

Với thuốc Tydol Plus bạn nên sử dụng chung với nước lọc. Nếu muốn uống thuốc với loại thức uống nào khác hãy tham vấn bác sĩ trước khi dùng. Nên nuốt trọn viên thuốc khi uống. Tránh bẻ, nghiền hay hòa tan thuốc trước khi uống bởi có thể làm ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của thuốc. Điều này rất dễ phát sinh các phản ứng ngoại ý nghiêm trọng.

Liều dùng:

Liều lượng và tần suất sử dụng thuốc Tydol Plus dưới đây chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để nhận tư vấn chuyên môn về liều dùng phù hợp với hiện trạng của bản thân.

  • Ngày uống từ 1 – 4 lần
  • Mỗi lần 1 – 2 viên
  • Thời gian giữa 2 lần cách nhau ít nhất 4 giờ
  • Không dùng vượt quá 8 viên/ngày

Liều dùng trên đây chỉ đáp ứng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Tuyệt đối không tự ý thay đổi cách dùng, liều lượng và tần suất sử dụng thuốc Tydol Plus mà chưa có sự cho phép của bác sĩ, ngay cả khi triệu chứng của bạn có xu hướng giảm.

5. Hướng dẫn bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Tydol Plus ở nơi thoáng mát, không quá 30 độ. Tránh độ ẩm cao và nắng chiếu trực tiếp. Không để thuốc trong tầm với của trẻ em và vật nuôi.

Ngưng dùng khi thuốc bị ẩm mốc, biến chất hay có bất cứ dấu hiệu hư hỏng nào. Tham khảo tờ hướng dẫn để biết cách xử lý khi thuốc không còn giá trị sử dụng.

6. Giá thành

Thuốc Tydol Plus hiện đang được bán với giá khoảng 1.300 VNĐ/1 viên. Mức giá này có thể cao hơn tùy thuộc vào từng nhà thuốc, bệnh viện hay đại lý bán lẻ.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tydol Plus

1. Khuyến cáo

Đối với những người có tiền sử thiếu máu, nên cẩn trọng khi sử dụng Tydol Plus. Bởi có thể khiến chứng xanh tím không biểu hiện rõ ngay cả khi nồng độ Methemoglobin trong máu ở mức cao. Điều này sẽ khiến người bệnh gặp nguy hiểm khi không phát hiện và kiểm soát được tác dụng phụ của thuốc.

Không dùng rượu bia hay bất cứ loại thức uống có cồn nào khác trong quá trình sử dụng Tydol Plus. Vì cồn có thể làm tăng độc tính của thuốc lên gan, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan.

Khi xuất hiện tương tác thuốc mạnh hay phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn nên ngưng thuốc và báo cho bác sĩ để có sự can thiệp kịp thời.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Tydol Plus có thể gây ra các tác dụng ngoại ý, nhất là khi bạn sử dụng trong thời gian dài. Thông thường bác sĩ sẽ điều chỉnh liều hoặc yêu cầu bạn ngưng thuốc để giảm các triệu chứng ngoại ý. Tuy nhiên, trường hợp tác dụng phụ nghiêm trọng phát sinh thì phải cần đến các phương án chuyên sâu hơn.

Buồn nôn là tác dụng phụ dễ gặp trong quá trình sử dụng thuốc Tydol Plus
Buồn nôn là tác dụng phụ dễ gặp trong quá trình sử dụng thuốc Tydol Plus

Sau đây là các tác dụng phụ ít gặp của Tydol Plus:

  • Phát ban trên da
  • Buồn nôn, nôn
  • Thiếu máu
  • Giảm bạch cầu trung tính
  • Giảm toàn thể huyết cầu
  • Tăng độc tính lên thận

Một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn:

  • Phản ứng quá mẫn
  • Suy gan

Cần thông báo cho bác sĩ khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường. Bạn không nên tự ý xử lý khi gặp phải tác dụng phụ bởi có thể khiến cho vấn đề thêm nghiêm trọng.

3. Tương tác thuốc

Trong quá trình sử dụng Tydol Plus, bạn nên cẩn trọng trước vấn đề tương tác thuốc. Bởi Tydol Plus được báo cáo là có thể gây tương tác với thành phần của các thuốc khác khi đồng sử dụng. Điều này không chỉ khiến hoạt động của thuốc thay đổi ảnh hưởng đến kết quả điều trị mà còn khiến các phản ứng nghiêm trọng phát sinh.

Một số thuốc có thể gây tương tác với Tydol Plus, bao gồm:

  • Phenothiazin
  • Isoniazid
  • Coumarin
  • Indandion
  • Phenytoin
  • Barbiturat
  • Carbamazepin

Hãy chủ động cung cấp thông tin về danh sách các thuốc bạn đang dùng cho bác sĩ để lường trước tương tác thuốc. Trong trường hợp xác định tương tác thuốc diễn ra, bác sĩ sẽ đưa ra phương án can thiệp phù hợp với mức độ nặng nhẹ của tương tác.

4. Xử lý khi dùng thiếu hay quá liều

Sử dụng thiếu một liều Tydol Plus thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên bạn nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu đã quá gần với thời điểm uống liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên. Không bù liều bằng cách nhân đôi lượng thuốc cho một lần uống.

Còn trường hợp bạn sử dụng quá liều thuốc Tydol Plus sẽ rất nguy hiểm. Một số triệu chứng có thể phát sinh như chứng xanh tím da, móng tay và niêm mạc, buồn nôn, đau bụng… Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được sự chăm sóc kịp thời.