Khai thác tiền sử dùng thuốc

0
1728
Khai thác tiền sử dùng thuốc
Khai thác tiền sử dùng thuốc

Tiền sử dùng thuốc là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa lỗi kê đơn và rủi ro cho bệnh nhân. Ngoài ra, tiền sử dùng thuốc đáng tin cậy cũng hữu ích trong việc phát hiện các bệnh lý liên quan đến thuốc hoặc các dấu hiệu lâm sàng có thể là kết quả của việc điều trị bằng thuốc. Một tiền sử dùng thuốc tốt sẽ bao gồm tất cả các loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, các phản ứng có hại của thuốc, thảo dược và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác tiền sử thuốc đáng tin cậy, góp phần giảm lỗi, rủi ro của các phản ứng có hại của thuốc và chi phí dùng thuốc.

Contents

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIỀN SỬ DÙNG THUỐC ĐÁNG TIN CẬY

Tiền sử dùng thuốc không chính xác có thể ảnh hưởng đến các quyết định của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về việc chăm sóc bệnh nhân và dẫn đến các tác dụng phụ. Tình trạng ổn định trước đây có thể xấu đi nếu một loại thuốc bị bỏ qua hoặc dùng với liều quá thấp cho bệnh nhân.

Bệnh nhân có thể bị tổn hại nếu dùng các loại thuốc trước đây đã bị dừng do phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction – ADR) hoặc nếu được chỉ định dùng liều cao hơn so với thông thường. Sử dụng thuốc chính xác có thể giúp xác định ADR tiềm năng (là nguyên nhân của khoảng 5% tổng số nhập viện).

2. LẤY THÔNG TIN ĐÁNG TIN CẬY

Một số nguồn có thể giúp thu thập một tiền sử thuốc chính xác, không có nguồn nào đáng tin cậy 100% (Bảng 1).

Các nguồn thông tin khai thác tiền sử dùng thuốc
Các nguồn thông tin khai thác tiền sử dùng thuốc

Bảng 1. Các nguồn thông tin khai thác tiền sử dùng thuốc.

Nguồn thông tin
Bệnh nhân hoặc người nhà / người chăm sóc

Thuốc của bệnh nhân

Bác sĩ gia đình

Đơn thuốc trước đây

Hồ sơ chăm sóc tại nhà

Phòng khám chuyên khoa

Dược cộng đồng

 

Trừ khi bệnh nhân không thể thực hiện được (ví dụ: bệnh nhân bất tỉnh), phải luôn luôn trao đổi với bệnh nhân vì họ là những người dùng thuốc. Ngoài ra cũng có thể trao đổi với người nhà hoặc người chăm sóc bệnh nhân.

Mặc dù không phải tất cả bệnh nhân đều có thể nhớ mọi loại thuốc thường dùng của họ nhưng họ có thể nhận ra tên thuốc từ một danh sách thuốc và xác nhận những thuốc họ đang dùng.

Sau đây là những cách tiếp cận được đề xuất sử dụng khi phỏng vấn bệnh nhân:

  1. Giới thiệu bản thân và giải thích vai trò của bạn.

Bệnh nhân sẽ gặp một loạt các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khi nhập viện và có thể trở nên lo lắng nếu bị hỏi nhiều lần. Một lời giới thiệu và trao đổi lịch sự có thể giúp bệnh nhân thư giãn và tạo điều kiện cho một cuộc trao đổi hiệu quả hơn.

  1. Bắt đầu với những câu hỏi mở.

Ví dụ: Bạn dùng loại thuốc nào theo chỉ định của bác sĩ?

  1. Sử dụng những câu hỏi đóng để xác nhận chi tiết.

Một số bệnh nhân có thể không coi thuốc hít, thuốc nhỏ mắt, kem hoặc miếng dán là thuốc (vì thuốc này không được dùng bằng đường uống) và có thể cần phải đặt câu hỏi cụ thể hơn để tìm hiểu xem thuốc đó có được sử dụng không. Tương tự đối với thuốc không kê đơn (bao gồm cả thuốc thảo dược và chế phẩm bổ sung). Bệnh nhân có thể quên một số loại thuốc mà họ không coi là quan trọng, chẳng hạn như thuốc tránh thai hoặc thuốc thay thế hormone.

Trong một số trường hợp, thông tin được cung cấp bởi bệnh nhân phải luôn được xác nhận bởi một nguồn thứ hai như người nhà, người chăm sóc bệnh nhân, bác sĩ gia đình,…

3. SỬ DỤNG THÔNG TIN THU ĐƯỢC

Khi dược sĩ đã ghi nhận được một tiền sử dùng thuốc đáng tin cậy, thông tin này cần được ghi lại trong các ghi chú điều trị của bệnh nhân và đội ngũ y tế cần thông báo nếu có bất kỳ thay đổi nào đối với đơn thuốc điều trị nội trú.

ghi lại trong các ghi chú điều trị của bệnh nhân
Ghi lại trong các ghi chú điều trị của bệnh nhân

Một đánh giá lâm sàng ban đầu của bệnh nhân nên được thực hiện trước khi liên hệ với đội ngũ y tế để xác định xem các loại thuốc, công thức và liều lượng quy định trước khi nhập viện có còn phù hợp với bệnh nhân hay không. (ví dụ, sẽ được coi là sơ suất khi yêu cầu kê đơn thuốc cho bệnh nhân từ aspirin nếu người đó đã nhập viện vì xuất huyết).

4. NGĂN NGỪA LỖI DÙNG THUỐC TỪ TIỀN SỬ THUỐC KHÔNG ĐẦY ĐỦ

Một số cách có thể giúp ngăn ngừa tiền sử dùng thuốc không đầy đủ như:

  • Kê đơn điện tử.

Việc kê đơn điện tử vẫn phụ thuộc vào tiền sử dùng thuốc chính xác và đầy đủ, nhưng nó sẽ ngăn ngừa một số lỗi ghi chép nghiêm trọng,

  • Giáo dục các bác sĩ kê đơn về dược lý cơ bản và lâm sàng.

Là chìa khóa trong việc ngăn ngừa các lỗi trong tiền sử dùng thuốc. Ngoài ra, khái niệm về tác hại của các lỗi dùng thuốc cần được nhấn mạnh cho tất cả các bác sĩ kê đơn. Giáo dục các bác sĩ kê đơn hiện đang được xem xét ở Anh. Tuy nhiên, thiếu các dược sĩ lâm sàng để giảng dạy cho sinh viên đại học và hiện tại không có tiêu chuẩn đánh giá nào về năng lực kê đơn đối với sinh viên đại học hoặc sau đại học.

5. KẾT LUẬN

Lỗi dùng thuốc là phổ biến và có thể gây hại đáng kể cho bệnh nhân. Tiền sử dùng thuốc thường không đầy đủ và không chính xác. Các nghiên cứu gần đây cho thấy đây là một vấn đề phổ biến trên toàn thế giới. Dược sĩ đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các lỗi ngoài ý muốn bằng cách tham gia vào việc khai thác tiền sử dùng thuốc trong quá trình bệnh nhân nhập viện. Bất kỳ những thay đổi hoặc bổ sung nào đối với thuốc của bệnh nhân trong khi nhập viện cần phải được ghi lại rõ ràng để cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ đa khoa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Richard J FitzGerald (2009). Medication errors: the importance of an accurate drug history. British Journal of Clinical Pharmacology. British Journal of Clinical Pharmacology. Link
  2. Gareth Nickless, DipClinPharm, MRPharmS, and Helena Noble, DipClinPharm, MRPharmS (2009). How to take an accurate medication history when a patient is admitted. The Pharmaceutical Journal. The Pharmaceutical Journal. Link
  3. Gareth Nickless, Rhys Davies (2016). How to take accurate and detailed medication history. Pharmacy Learning Centre. The Pharmaceutical Journal. Link

Xem thêm các bài viết tại: alydarpharma.com