Thuốc Cyclosporine: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi dùng thuốc

0
2126
Thuốc Cyclosporin
Thuốc Cyclosporin là thuốc gì

Thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch, Cyclosporine được chỉ định điều trị trong các trường hợp ghép tạng…Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng trong điều trị bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, viêm da dị ứng…

Contents

Thuốc Cyclosporine có tác dụng gì?

Cyclosporine thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch, hoạt động bằng cách làm chậm hệ thống phòng thủ (hệ miễn dịch) để ngăn cơ thể từ chối cơ quan cấy ghép, gây thiệt hại cho các khớp (ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp) hoặc làm tổn hại da của bạn (ở bệnh nhân vảy nến).

Thuốc Cyclosporine có thành phần chính là Cyclosporin, được bào chế theo dạng hòa tan hàm lượng 100mg/ml, dạng viên nang mềm hàm lượng 25mg và 100mg, dạng thuốc truyền tĩnh mạch hàm lượng là 50mg/ml.

Thuốc Cyclosporine có tác dụng ngăn ngừa thải ghép ở những bệnh nhân ghép gan, ghép thận, ghép tủy xương hoặc cấy ghép tim.

Bên cạnh đó, thuốc Cyclosporine cũng được chỉ định trong điều trị các trường hợp sau đây:

  • Điều trị viêm màng bồ đào nội sinh
  • Viêm da dị ứng
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh vẩy nến

Ngoài ra, Cyclosporine cũng có khả năng dùng trong điều trị hội chứng thận hư.

Thuốc Cyclosporine có thành phần chính là Cyclosporin, được bào chế theo dạng hòa tan hàm lượng 100mg/ml, dạng viên nang mềm hàm lượng 25mg và 100mg, dạng thuốc truyền tĩnh mạch hàm lượng là 50mg/ml.

Liều lượng và cách dùng Cyclosporine

Cyclosporine là thuốc dùng theo đơn. Do đó, liều lượng được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng đối tượng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

Liều lượng và cách dùng Cyclosporine
Liều lượng và cách dùng Cyclosporine

* Liều dùng đối với người lớn:

– Ghép tạng:

Liều khởi đầu thường dùng là 10 – 15mg/kg chia thành 2 lần trước khi phẫu thuật tối đa 12 giờ và tiếp tục được duy trì trong 1 – 2 tuần sau phẫu thuật. Sau đó, giảm liều từ từ cho tới khi đạt liều duy trì là 2 – 6mg/kg chia thành 2 lần/ngày, tùy thuộc nồng độ thuốc trong máu.

Nếu bắt đầu trị liệu bằng đường uống, cần dùng liều 12,5 – 12mg/kg/ngày, bắt đầu một ngày trước khi ghép tạng. Liều duy trì thường dùng là 12,5mg/kg/ngày và cần được duy trì trong 3 – 6 tháng trước khi giảm liều cho tới khi ngừng thuốc 1 năm sau khi ghép tạng.

– Điều trị viêm màng bồ đào nội sinh:

Liều khởi đầu nên dùng là thuốc uống với liều 5mg/kg/ngày và chia thành 2 lần cho tới khi tình trạng viêm và thị lực được cải thiện. Trường hợp bệnh dai dẳng khó điều trị cần phải tăng liều lên 7mg/kg/ngày trong thời gian ngắn.

– Điều trị bệnh vẩy nến: Liều dùng khởi đầu được đề nghị là 2,5mg/kg/ngày, chia thành 2 lần, sau 4 tuần cần tăng liều lên 0,5 – 1mg/kg. Liều dùng tối đa không quá 5mg/kg/ngày.

– Điều trị viêm da dị ứng: Liều dùng được đề nghị ở người lớn và thanh niên trên 16 tuổi là 2,5 – 5mg/kg uống 2 lần mỗi ngày, tối đa là 8 tuần.

– Viêm khớp dạng thấp: Liều thường dùng là 3mg/kg/ngày chia thành 2 lần và duy trì điều trị trong 6 tuần. Liều tối đa là 5mg/kg/ngày và duy trì trong 12 tuần.

– Điều trị hội chứng thận hư: liều thường dùng là 5mg/kg/ngày và chia thành 2 lần.

* Liều dùng đối với trẻ em:

– Ghép nội tạng – dự phòng thải ghép:

  • Đối với dạng thuốc tiêm: dùng 2 – 4mg/kg truyền tĩnh mạch một lần/ngày cách nhau từ 4-6 giờ hoặc dùng 1 – 2mg/kg hai lần/ngày cách nhau 4-6 giờ hoặc dùng 2 – 4mg/kg liên tục trong 24 giờ.
  • Dạng viên nang: liều thường dùng là từ 8 -12mg/kg/ngày, chia thành 2 lần.
  • Dạng bột hòa tan: dùng 8 -12mg/kg uống uống một lần mỗi ngày.

– Điều trị hội chứng thận hư: Liều thường dùng đối với trẻ em là 6mg/kg/ngày, chia thành 2 lần để uống.

Tác dụng phụ của thuốc Cyclosporine

Thuốc Cyclosporine có thể gây ra một số tác dụng phụ không muốn. Cần kịp thời cấp cứu khi xuất hiện các phản ứng dị ứng gồm nổi phát ban trên da, khó thở, sưng mặt, môi hay lưỡi, họng.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng cần lưu ý:

– Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, lở loét trong miệng và cổ họng.

– Thay đổi trong trạng thái tinh thần, có vấn đề về lời nói  hay khả năng đi lại, giảm thị lực, triệu chứng có thể xuất hiện từ từ sau đó trở nên trầm trọng hơn.

– Xuất hiện các vấn đề về da như bầm tím, chảy máu, da nhợt nhạt hoặc nóng, đỏ hay rỉ da.

– Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa với các biểu hiện buồn nôn và nôn mửa, đau bụng trên, chán ăn, tiêu chảy ra máu.

– Huyết áp cao nghiêm trọng với các triệu chứng nhức đầu, mờ mắt, ù tai, đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều.

– Hàm lượng kali trong cơ thể cao.

– Đi tiểu tiện ít hơn bình thường, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, tăng cân nhanh chóng.

– Một số trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng động kinh, đau lưng dưới hoặc hông.

Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng bao gồm:

  • Nướu sưng hoặc đau;
  • Nhức đầu nhẹ ;
  • Đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy nhẹ;
  • Run rẩy, co thắt cơ, tê hoặc cảm giác ngứa ran.

Những lưu ý khi dùng thuốc Cyclosporine

Không kết hợp Cyclosporine với thuốc ức chế miễn dịch khác trừ Corticosteroid.
Không kết hợp Cyclosporine với thuốc ức chế miễn dịch khác trừ Corticosteroid.

– Trong quá trình điều trị bằng thuốc Cyclosporine cần theo dõi sát nồng độ Cyclosporine, chức năng thận và gan cũng như nồng độ K+, Mg++ trong máu và huyết áp.

– Không dùng Cyclosporine với những người quá mẫn cảm (dị ứng) với thành phần của thuốc. Trường hợp có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.

– Không dùng Cyclosporine với các trường hợp khác ngoài ghép cơ quan như bệnh nhân suy thận, cao huyết áp không kìm chế được, nhiễm trùng không kiểm soát, có tiền sử hoặc được chẩn đoán có bệnh ác tính trừ những thay đổi tiền ác tính hoặc ác tính tại da.

– Không kết hợp Cyclosporine với các thuốc ức chế miễn dịch khác trừ Corticosteroid.

– Tránh chế độ ăn nhiều K, ngoài ra không dùng các loại thuốc có K, lợi tiểu giữ K.

– Thận trọng khi dùng Cyclosporine đối với bệnh nhân tăng acid uric máu. Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

– Tránh để thuốc Cyclosporine phơi nắng hoặc tiếp xúc trực tiếp với tia UV vì có thể làm mất tác dụng trị bệnh của Cyclosporine.

Trên đây, là những thông tin khái quát về thuốc Cyclosporine, hi vọng thông tin này giúp ích được cho bạn hiểu thêm về loại thuốc này, nếu có bất kỳ câu hỏi nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ để được tư vấn nhé.