Thuốc Tramadol: Công dụng, liều dùng và cách dùng thuốc

0
8022
Những thông tin về thuốc Tramadol
Những thông tin về thuốc Tramadol

Tramadol là một loại thuốc giảm đau được chỉ định sử dụng để cắt các cơn đau. Đây là một loại thuốc nguy hiểm và khi sử dụng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ nếu không mức độ rủi ro khi sử dụng xảy ra rất cao và có thể gây ra tử vong. Vì vậy khi sử dụng Tramadol cần phải hết sức cẩn thận và nắm rõ các kiến thức về thuốc để sử dụng an toàn và đúng cách. Hôm nay, chúng tôi sẽ dùng bài viết này để cung cấp cho các bạn những thông tin về Tramadol.

Contents

Những thông tin về thuốc Tramadol

Tramadol là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau gây nghiện. Thành phần chính của thuốc bao gồm Tramadol và Acetaminophen. Tác dụng giảm đau của thuốc là do khi được uống vào cơ thể các thành phần trong thuốc sẽ gây các tác dụng lên não từ đó làm thay đổi cảm giác và các phản ứng của cơ thể trước các cơ đau.

Tramadol có tác dụng làm giảm các cơn đau từ vừa đến trung bình. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giảm đau gây mê.

Tramadol được bào chế thành các dạng như sau:

  • Viên nang hoặc viên nén hàm lượng 50mg, 100mg và 200mg.
  • Ống tiêm truyền tĩnh mạch hàm lượng 50mg/ml.

Sử dụng Tramadol đúng cách

Dùng thuốc theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ. Thời gian sử dụng thuốc cách nhau từ 4 đến 6 giờ 1 lần. Nếu khi sử dụng thuốc có cảm giác buồn nôn, có thể dùng thuốc cùng lúc với thức ăn và báo cho bác sĩ biết để giúp giảm buồn nôn khi sử dụng.

Sử dụng Tramadol đúng cách
Sử dụng Tramadol đúng cách

Liều dùng của thuốc cần được quyết định dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của cơ thể. Thông thường, để giảm ảnh hưởng của tác dụng phụ khi dùng thuốc, bác sĩ sẽ sử dụng liều thấp sau đó tăng dần lên. Người sử dụng cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao khi sử dụng. Lưu ý không được tự ý tăng liều sử dụng hoặc sử dụng thuốc lâu hơn thời gian chỉ định. Liều dùng tối đa của người lớn là 400mg/ ngày, người từ 75 tuổi trở lên dùng tối đa 300mg/ ngày.

Cẩn sử dụng thuốc ngay khi cơn đau mới bắt đầu để có công hiệu. Nếu để cơn đau trở nên nghiêm trọng thì thuốc có thể không có tác dụng.

Tramadol có thể gây nghiện nếu sử dụng thuốc liều cao trong một thời gian dài. Nếu ngưng sử dụng thuốc có thể gây nên các triệu chứng cai nghiện thuốc như bồn chồn, đồ mồ hôi, đau cơ, buồn nôn… Để tránh trường hợp này xảy ra, cần giảm dần liều sử dụng trước khi ngưng thuốc.

Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể sẽ làm mất khả năng hoạt động và không có tác dụng. Cần báo ngay với bác sĩ nếu thuốc không có tác dụng khi sử dụng hoặc cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn.

Liều dùng của Tramadol

  • Liều dùng của Tramadol dành cho người lớn:

+ Dùng để điều trị cơn đau mạn từ nhẹ đến nặng và không cần tác dụng nhanh:

Liều khởi đầu: sử dụng 25mg vào mỗi buổi sáng. Sau đó, sử dụng 3 lần mỗi ngày mỗi lần 25mg. Sau đó, có thể tăng lên 50mg/ lần, mỗi ngày uống 3 lần để liều dùng có thể đạt 200mg mỗi ngày. Sau khi đạt chuẩn, sử dụng liều từ 50 – 100mg mỗi lần cách nhau 4 đến 6 giờ, liều sử dụng tối đa không quá 400mg/ ngày.

Liều dùng của Tramadol
Liều dùng của Tramadol

+ Dùng để điều trị cơn đau mạn ở mức vừa đến mức trung bình trong thời gian dài:

Liều khởi đầu sử dụng 100mg/lần/ngày. Sau đó tăng dần liều sử dụng tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của cơ thể. Không sử dụng quá 300mg/ngày.

+ Dùng để giảm đau nhanh: dùng 50 – 100mg/ lần mỗi lần cách nhau 4 đến 6 giờ. Tối đa không quá 400mg/ngày.

  • Liều dùng của Tramadol đối với trẻ em:

+ Trẻ từ 4 đến dưới 16 tuổi: dùng 1 – 2mg/kg/lần. Mỗi lần cách nhau 4 đến 6 giờ. Liều tối đa: 100mg/ngày.

+ Trẻ từ 16 tuổi trở lên: liều khởi đầu 50 – 100mg/lần, mỗi lần cách nhau 4 đến 6 giờ. Liều tối đa 400mg/ngày.

Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ. Nếu còn thắc mắc trong quá trình sử dụng, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ khi sử dụng Tramadol

Những tác dụng phụ khi sử dụng Tramadol bao gồm:

  • Chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ.
  • Cảm giác bồn chồn, lo lắng.
  • Đau bụng, táo bón.

Những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra khi sử dụng Tramadol bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng với các triệu chứng như phát ban, khó thở, sưng môi, lưỡi, họng.
  • Kích động, xuất hiện ảo giác, phản xạ quá mức, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Co giật.
  • Nổi mề đay, mẫn ngứa, nổi đỏ trên da.
  • Hơi thở cạn và yếu

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần báo ngay với bác sĩ và đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử trí đúng cách và kịp thời.

Tác dụng phụ khi sử dụng Tramadol
Tác dụng phụ khi sử dụng Tramadol

Tương tác thuốc khi sử dụng Tramadol

Tramadol có thể làm thay đổi tác dụng hoặc tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ của các thuốc khác nếu sử dụng chung. Do đó về vấn đề an toàn, trước khi sử dụng thuốc bạn hãy liệt kê tất cả các loại thuốc đang sử dụng kể cả các loại thảo dược hay thực phẩm chức năng để tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Không sử dụng Tramadol chung với các loại thuốc khác như thuốc an thần, thuốc ngủ, carbamazepin, digoxin, warfarin, quinidin…

Ngoài các loại thuốc trên thì Tramadol còn có thể tương tác với rượu. Do đó cần phải thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tramadol còn có thể gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, hãy báo ngay với bác sĩ nếu bạn gặp các vấn đề sức khỏe sau:

  • Người bị trầm cảm, lạm dụng bia hoặc ma túy.
  • Người bị chấn thương ở đầu, tăng áp lực nội sọ.
  • Nhiễm trùng thần kinh, bị bệnh nội tiết.
  • Người bị tâm thần, trầm cảm, động kinh.
  • Người bị bệnh về dạ dày.
  • Người bị viêm phổi, bệnh gan, thận…

Thận trọng/ cảnh báo khi sử dụng Tramadol

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao khi sử dụng thuốc, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Thận trọng cảnh báo khi sử dụng Tramadol
Thận trọng cảnh báo khi sử dụng Tramadol

– Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc trước đây có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào khác kể cả thảo dược hay thực phẩm chức năng.

– Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Cần nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng để cân nhắc sự lợi hại trước khi sử dụng.

– Thận trọng khi sử dụng cho người cao tuổi và trẻ em.

– Thận trọng khi sử dụng có các bệnh nhân có tiền sử bị bệnh về thần kinh, bệnh gan, thận, đau dạ dày, viêm phổi…

Bảo quản Tramadol đúng cách

Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, để thuốc trong nhiệt độ phòng tránh nơi có ánh sáng trực tiếp và ẩm ướt. Không để thuốc trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá của tủ lạnh vì sẽ làm thay đổi thành phần và tác dụng của thuốc.

Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và các con vật nuôi ở trong nhà.

Trường hợp thuốc bị hết hạn sử dụng, không được vứt thuốc bừa bãi. Đặc biệt không được bỏ vào trong đường ống dẫn nước hoặc toilet. Cần bỏ thuốc đúng nơi quy định hoặc tìm hiểu cách xử lý thuốc đúng quy định.

Trước khi dùng, cần đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc để bảo quản cho đúng cách.

Chúng tôi vừa cung cấp cho các bạn những thông tin về cách dùng, liều dùng và các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Tramadol. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ít cho bạn đọc. Trường hợp vẫn còn thắc mắc hoặc vấn đề nào chưa rõ. Bạn hãy nhờ đến sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ.