Clindamycin là thuốc gì? Những tác dụng phụ cần lưu ý của loại kháng sinh này

0
1893
Clindamycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid.
Clindamycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid.

Clindamycin là thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng, nhiễm khuẩn máu…và điều trị mụn trứng cá. Thuốc được bào chế theo dạng viên nang, dung dịch uống, dạng tiêm và kem bôi ngoài da.

Contents

Clindamycin là thuốc gì?

Clindamycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn. Thuốc cũng làm giảm tổn thương từ mụn, ngừa mụn trứng cá và các nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn hô hấp.

Thành phần chính của thuốc là Clindamycin hydrochloride, thuốc được bào chế theo dạng dung dịch bôi ngoài da 1% Clindamycin hydrochloride, dạng nang hàm lượng là 75mg, 150mg và 300mg, dung dịch uống hàm lượng 1% Clindamycin hydrochloride, dạng tiêm 300mg/2ml, 600mg/4ml, 900mg/6ml.

Tác dụng của thuốc Clindamycin

Tác dụng của thuốc Clindamycin
Tác dụng của thuốc Clindamycin

Clindamycin có thể liên kết với tiểu phần 50S của ribosom, do đó ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Thuốc cũng có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao. Chính vì vậy, Clindamycin được chỉ định điều trị mụn trứng cá.

Ngoài ra, Clindamycin cũng được dùng trong điều trị trong các trường hợp sau đây:

  • Điều trị nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng như viêm phúc mạc và áp xe trong ổ bụng
  • Dùng để chữa trị nhiễm khuẩn vết thương mưng mủ
  • Nhiễm khuẩn máu
  • Điều trị sốt sản,nhiễm khuẩn nặng vùng chậu hông và đường sinh dục nữ
  • Điều trị viêm phổi sặc và áp xe phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng do các vi khuẩn kỵ khí.

Liều lượng và cách dùng

* Liều dùng đối với người lớn:

– Dạng kem bôi ngoài da: bôi một lớp mỏng Clindamycin lên vùng da bệnh 2 lần mỗi ngày.

– Dạng tiêm: có thể tiêm vào bắp sâu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

  • Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn gram dương ái khí và vi khuẩn yếm khí nhạy cảm: liều thường dùng là 600 – 1200mg mỗi ngày, chia thành 2 – 4 lần.
  • Nhiễm trùng rất nặng: thường được xác định hoặc nghi ngờ do Bacteroides fragilis, Peptococcus và Clostridia khác ngoài Clostridium perfringens, liều thường dùng là 1200 – 1700mg/ngày chia thành 2 – 4 lần. Khi cần thiết có thể tăng liều lên 4800mg/ngày tiêm truyền tĩnh mạch cho các trường hợp đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, không tiêm bắp với liều lớn hơn 600mg.
  • Nhiễm trùng vùng chậu: 900mg dùng cách nhau 8 giờ, tiêm truyền tĩnh mạch kết hợp với một kháng sinh thích hợp điều trị vi khuẩn hiếu khí gram âm. Duy trì điều trị trong 4 ngày tiếp và sau 48 giờ sau khi tình trạng bệnh được cải thiện.
  • Nhiễm Toxoplasmose não trên bệnh nhân có nguy cơ cao do suy giảm miễn dịch: liều thông thường là 600 – 120mg tiêm truyền tĩnh mạch cách nhau 6 giờ trong 2 tuần. Sau đó tiếp tục trị liệu bằng đường uống trong 8 – 10 tuần.
  • Viêm phổi do Pneumocystis carinii trên bệnh nhân có nguy cơ cao do suy giảm miễn dịch: dùng 600mg tiêm truyền tĩnh mạch cách nhau 6 giờ trong 21 ngày và dùng 15 – 30mg uống 1 lần/ngày duy trì trong 21 ngày.
Liều lượng và cách dùng thuốc Clindamycin
Liều lượng và cách dùng thuốc Clindamycin

* Liều dùng đối với trẻ em:

Dùng cho trẻ em trên 2 tuổi, có thể tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

– Điều trị nhiễm trùng nặng: liều thường dùng từ 15 – 25mg/kg/ngày và chia thành 3 – 4 lần.

– Điều trị nhiễm trùng rất nặng: liều dùng là 25 – 40mg/kg/ngày và chia thành 3 – 4 lần.

– Liều dùng cho trẻ cũng có thể được tính bằng diện tích bề mặt cơ thể, cụ thể: dùng 350mg/m2/ngày cho trường hợp nhiễm trùng nặng và dùng 450mg/m2/ngày cho trường hợp nhiễm trùng rất nặng. Không dùng tiêm bắp khi liều trên 600mg.

– Nồng độ của  Clindamycin trong dung dịch pha loãng để truyền không quá 12mg/ml và tốc độ truyền không quá 30mg mỗi phút. Không nên dùng hơn 1200mg cho 1 lần truyền trong thời gian 1 giờ.

Tác dụng phụ của thuốc Clindamycin

Thuốc Clindamycin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, trong đó phản ứng phụ thường gặp nhất là khô da, tiêu chảy…Do đó, cần kịp thời gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

– Xuất hiện các phản ứng dị ứng như đỏ da, có biểu hiện đau và rát ở vùng da tiêm thuốc. Người bệnh cũng có thể đỏ bừng mặt và cổ, ngứa ngáy và có cảm giác rát bỏng.

Lincosamid được chỉ định điều trị mụn trứng cá và nhiễm khuẩn da...
Lincosamid được chỉ định điều trị mụn trứng cá và nhiễm khuẩn da…

– Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng , buồn nôn hoặc táo bón. Thậm chí, loét dạ dày, tiêu chảy , tiêu chảy có máu và viêm đại tràng.

– Người bệnh cũng có triệu chứng đổ mồ hôi, hạ huyết áp, trầm cảm, hôn mê, loạn nhịp tim  và rối loạn chức năng tim cấp.

– Các tác dụng ngoại ý muốn khác đi kèm với sử dụng chế phẩm dùng tại chỗ có chứa Clindamycin gồm: đau bụng, viêm da tiếp xúc, rối loạn tiêu hóa, viêm nang do vi khuẩn gram âm, bị kích ứng, da nhờn và có triệu chứng xót mắt.

Thận trọng khi dùng thuốc Clindamycin khi nào?

Qua cuộc khảo sát và nghiên cứu từ các chuyên gia đối với nhiều người dùng khi quyết định dùng Clindamycin cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích mà thuốc mang lại. Đặc biệt, cần xin chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng.

– Thận trọng Clindamycin khi dùng chi những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan và suy thận.

–  Clindamycin dùng đường tiêm hay đường uống có thể gây viêm đại tràng nặng, thậm chí dẫn tới tử vong. Nếu dùng tại chỗ có thể dẫn tới hấp thu kháng sinh qua bề mặt da. Nhiều trường hợp được phát hiện tiêu chảy có máu, viêm đại tràng do sử dụng Clindamycin tại chỗ và toàn thân.

– Clindamycin chứa một chất là alcol base có thể gây bỏng và kích ứng mắt. Do đó cần thận trọng khi dùng. Ngoài ra, tránh dùng Clindamycin đối với bệnh nhân bị dị ứng với thành phần của thuốc.

– Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú cần xin chỉ định của bác sĩ, vì tình an toàn của Clindamycin trong thai kỳ vẫn chưa được thiết lập.

– Trong quá trình dùng Clindamycin đặc biệt là dạng thuốc tiêm tránh dùng bia, rượu, thuốc lá và những thực phẩm gây kích thích thần kinh khác để đảm bảo cho thuốc phát huy được hết tác dụng, ngăn chặn nguy cơ phản ứng không mong muốn.