Chlorhexidine

0
1990
Thuốc Chlorhexidine
Hình ảnh: Thuốc Chlorhexidine ( Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Thuộc nhóm thuốc sát khuẩn, Chlorhexidine được chỉ định điều trị khử khuẩn ở da, vết thương, vết bỏng…Thuốc được bào chế theo dạng viên ngậm, dung dịch súc miệng, kem dùng ngoài da, dung dịch rửa và băng gạc.

Contents

Chlorhexidine là thuốc gì?

Chlorhexidine thuộc nhóm thuốc sát khuẩn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thuốc Chlorhexidine được dùng để khử khuẩn ở da, vết bỏng hay vết thương…Chlorhexidine cũng có tác dụng ngăn ngừa cao răng, ở nồng độ thấp thuốc còn có công dụng phòng ngừa sâu răng.

Thành phần chính là Clorhexidin. Chlorhexidine thường phối hợp với các loại thuốc tê như tetracain, lidocain dưới các dạng như viên ngậm, dung dịch súc miệng, kem dùng ngoài da, dung dịch rửa, băng gạc với hàm lượng như sau:

  • Chế phẩm rà miệng: Clorhexidin thường phối hợp với thuốc tê như tetracain, lidocain (lignocain) dưới các dạng viên ngậm, dung dịch súc miệng và khí dung vào miệng.
  • Băng gạc: Tẩm parafin có 0,5% clorhexidin acetat dạng bột mịn.
  • Dung dịch rửa: Lọ hoặc túi (polyamid) 125ml, 250ml hoặc 500ml chứa dung dịch clorhexidin digluconat 2%, 4% hoặc 5%.
  • Kem dùng ngoài hoặc gel có 1% clorhexidin gluconat.
Chlorhexidine thuộc nhóm thuốc sát khuẩn
Chlorhexidine thuộc nhóm thuốc sát khuẩn

Tác dụng của thuốc Chlorhexidine

Chlorhexidine được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau đây:

– Với dung dịch súc miệng: dùng tại chỗ khi miệng hoặc họng cần điều trị nhiễm khuẩn và chống viêm. Trường hợp bị loét áp tơ, dùng dung dịch súc miệng không pha loãng thấm vào vết loét.

Dung dịch súc miệng có tác dụng rất tốt trong điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ và sát khuẩn sau phẫu thuật.

– Khí dung vào miệng: dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn không đặc hiệu gây ra đau họng hoặc viêm họng, viêm amidan và loét áp tơ. Thuốc cũng rất có tác dụng trong các phẫu thuật khoang miệng, có thẻ giảm đau sau phẫu thuật hoặc phòng ngừa nhiễm khuẩn.

– Băng gạc tẩm thuốc: phòng và điều trị trong các trường hợp phẫu thuật, chấn thương và loét do giãn tĩnh mạch và tiểu đường, côn trùng đốt, tổn thương do bị kẹp ép, bỏng nhiệt và bỏng nước, miếng ghép da, các đường khâu trên da, các trường hợp da bị nhiễm khuẩn thứ cấp (như eczema, viêm da, zona)…

– Kem dùng ngoài da: thường được dùng với tác dụng làm sạch da giúp ngăn ngừa nhiễm trùng gây ra bởi phẫu thuật, tiêm, hoặc vết thương trên da.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng và cách dùng thuốc Chlorhexidine
Liều lượng và cách dùng thuốc Chlorhexidine

Liều lượng thuốc Chlorhexidine tùy thuộc vào từng đối tượng (người lớn hoặc trẻ em) cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn, các bác sĩ (dược sĩ) sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.

– Viên ngậm:

  • Người lớn: liều dùng là 1 viên, dùng 4 lần/ngày, khoảng cách mỗi lần là 2 giờ.
  • Trẻ em từ 6 – 15 tuổi: liều lượng là 1 viên, dùng từ 2 – 3 lần/ngày, khoảng cách mỗi lần là 4 giờ.

– Dung dịch súc miệng:

  • Người lớn: súc miệng dung dịch 0,02 – 0,05% dùng từ 1 – 6 lần mỗi ngày. Trường hợp viêm miệng – hầu, dùng từ 3 – 6 lần/ngày và 1 – 2 lần để vệ sinh miệng.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: súc miệng từ 1 – 3 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần ít nhất là 4 giờ.

– Khí dung vào miệng: xịt vào miệng và họng từ 3 – 5 lần mỗi ngày.

– Băng gạc tẩm thuốc: sau khi rửa sạch đặt lớp băng gạc lên và thay đổi băng gạc khi cần, tùy theo lượng dịch rỉ tiết ra.

– Đối với các bệnh về da như trứng cá, trầy da, da nhiễm khuẩn, loét do giãn tĩnh mạch, dùng dung dịch 0,05 – 0,1% để rửa.

– Điều trị phụ khoa như viêm âm đạo, viêm âm hộ do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh vật, dùng dung dịch 0,05 – 0,1% để rửa. Với thuốc kem, bôi trên da quanh âm hộ và đáy chậu.

– Điều trị ngoại khoa:

  • Rửa và khử khuẩn vết thương: dùng dung dịch 0,01 -0,05%;
  • Vô khuẩn tay: dung dịch 0,05 – 0,1%;
  • Vô khuẩn dụng cụ: ngâm dụng cụ trong dung dịch 0,1%.

Tác dụng phụ của thuốc Chlorhexidine

Thuốc Chlorhexidine có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cần kịp thời gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng bất thường sau đây:

– Chlorhexidine có thể gây ra một số phản ứng kích ứng da khi điều trị viêm da tiếp xúc. Dung dịch nồng độ cao có thể gây kích ứng kết mạc và các mô nhạy cảm khác. Phản ứng dị ứng nặng có thể dẫn tới hạ huyết áp nhanh hoặc đỏ bừng toàn thân.

– Thuốc Chlorhexidine cũng có thể khiến lưỡi và răng có màu nâu. Một số trường hợp bị tê lưỡi hoặc rối loạn vị giác tạm thời và cảm giác nóng rát ở lưỡi khi mới dùng thuốc.

– Một số người bệnh có thể bị bong niêm mạc miệng hoặc sưng tuyến mang tai khi dùng dung dịch súc miệng.

– Các triệu chứng toàn thân như hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, phồng rộp hoặc bong tróc, sưng hoặc nổi mẩn da nghiêm trọng, viêm miệng, thậm chí sốc phản vệ.

Thận trọng khi dùng thuốc Chlorhexidine

Không dùng Chlorhexidine vào não, màng não hay những mô dễ nhạy cảm với thuốc.
Không dùng Chlorhexidine vào não, màng não hay những mô dễ nhạy cảm với thuốc.

– Không dùng thuốc Chlorhexidine đối với người bệnh quá mẫn cảm với clorhexidin và các thành phần của thuốc.

– Cũng không dùng clorhexidin vào não, màng não, các mô dễ nhạy cảm và tai giữa, vì thuốc có thể gây điếc nếu nhỏ vào tai giữa.

– Nếu triệu chứng vẫn còn sau 5 ngày điều trị hoặc vẫn có biểu hiện sốt cần đánh giá lại quá trình điều trị. Ngoài ra, tránh để thuốc tiếp xúc với mắt, trừ khi đó là dung dịch loãng chuyên dùng cho mắt.

– Bơm và kim tiêm ngâm trong dung dịch clorhexidin cần được rửa kỹ với nước muối hoặc nước vô khuẩn trước khi dùng.

– Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, hiện vẫn chưa có nghiên cứu xác định tác hại của thuốc đối với thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nên xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.

Khả năng tương tác của thuốc Chlorhexidine

Tránh dùng thuốc Chlorhexidine với các loại xà phòng thông thường. Cũng không nên dùng đồng thời hoặc dùng ké tiếp các thuốc sát khuẩn khác vì có thể gây tương tác làm mất tác dụng của thuốc.

Ở nồng độ 0,05%, các muối Clorhexidin tương kỵ với các borat, bicarbonat, carbonat, clorid, citrat, nitrat, phosphat và sulfat tạo thành các muối có độ tan thấp. Các muối Clorhexidin cũng mất hoạt tính khi có các sợi trong dung dịch.