Chloramphenicol – Công dụng và liều dùng an toàn

0
3011
Chloramphenicol được chỉ định điều trị nhiễm trùng mắt...
Chloramphenicol được chỉ định điều trị nhiễm trùng mắt...

Chloramphenicol là kháng sinh được chỉ định điều trị nhiễm trùng mắt do một số vi khuẩn gây ra. Thuốc được bào chế theo dạng thuốc mỡ tra mắt, thuốc nhỏ mắt, viên nang, viên nang bao đường và thuốc bột tiêm.

Contents

Chloramphenicol là thuốc gì?

Chloramphenicol là thuốc kháng sinh được sản xuất tổng hợp trên quy mô lớn. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn, ức chế vi khuẩn phát triển bằng cách ức chế tổng hợp protein.

Thuốc được chỉ định điều trị nhiễm trùng mắt do một số vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus pneumonia và Escherichia coli. Thuốc không hiệu quả đối với vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa.

Thành phần chính của thuốc là Cloramphenicol. Thuốc được bào chế theo dạng thuốc mỡ tra mắt, thuốc nhỏ mắt, viên nang, viên nang bao đường và thuốc bột tiêm, với hàm lượng như sau:

  • Viên nén và viên nang: 0,25g Cloramphenicol hay Cloramphenicol palmitat
  • Thuốc mỡ tra mắt: mỗi tuýp 5g 1% Cloramphenicol
  • Thuốc nhỏ mắt: lọ 5ml, 10ml 0,4%, 0,5% Cloramphenicol
  • Thuốc bột pha tiêm: 1g Cloramphenicol dạng Natri succinat
  • Mỡ hoặc kem bôi ngoài da 1%, 5% Cloramphenicol
  • Viên đặt âm đạo 0,25 g Cloramphenicol.

Tác dụng của thuốc Chloramphenicol

Tác dụng của thuốc Chloramphenicol
Tác dụng của thuốc Chloramphenicol

Thuốc Chloramphenicol được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau đây:

  • Với tác dụng kìm khuẩn, Chloramphenicol được chỉ định điều trị nhiễm trùng mắt do một số vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus pneumonia và Escherichia coli.
  • Phòng ngừa nhiễm trùng trước và sau khi mổ, bỏng hóa chất và các loại bỏng khác.
  • Điều trị đau mắt hột và Zona mắt.
  • Bơm rửa hệ thống dẫn lưu nước mắt với mục đích điều trị hoặc phòng ngừa.
  • Do khả năng xâm nhập hàng rào máu não tuyệt vời nên chloramphenicol vẫn là lựa chọn đầu tiên đối với các bệnh áp-xe não do tụ cầu…

Liều lượng và cách dùng

Liều dùng thuốc Chloramphenicol được bác sĩ (dược sĩ) chỉ định phù hợp với từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, cụ thể:

– Liều dùng với người lớn:

  • Đối với thuốc dạng uống: liều dùng từ 1 – 2g, chia thành 4 lần/ngày.
  • Thuốc bột pha tiêm: trường hợp chức năng gan bình thường liều lượng là 50mg/kg/ngày chia thành các liều và tiêm cách nhau 6 giờ/lần. Trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn có mức độ kháng thuốc trung bình, liều khởi đầu là 75mg/kg/ngày sau đó giảm liều xuống 50mg/kg/ngày.

– Liều dùng đối với trẻ em: Dùng thuốc uống liều lượng 50mg/kg thể trọng/ngày và chia thành 4 lần. Bột pha tiêm dùng cho trẻ có chức năng gan bình thường, liều lượng 50mg/kg/ngày chia thành các liều và tiêm cách nhau 6 giờ/lần.

Liều lượng và cách dùng thuốc Chloramphenicol
Liều lượng và cách dùng thuốc Chloramphenicol

– Liều dùng trong điều trị nhiễm khuẩn da:

  • Nhiễm khuẩn mắt: dung dung dịch nhỏ mắt Cloramphenicol, hoặc cho một lượng nhỏ thuốc mỡ tra mắt vào túi kết mạc dưới, thời gian từ 3 – 6 giờ/lần. Sau 48 giờ đầu có thể tăng khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Cần tiếp tục điều trị ít nhất 48 giờ sau khi mắt có vẻ bình thường.
  • Nhiễm khuẩn da: dùng thuốc mỡ hoặc kem 1% Cloramphenicol. Cũng có thể dùng chế phẩm phối hợp Cloramphenicol với corticoid chống viêm. Bôi mỗi ngày từ 1 đến 3 lần.
  • Viêm âm đạo nhiễm khuẩn: dùng viên Chloramphenicol hàm lượng 250mg đặt sâu trong âm đạo trước khi đi ngủ và duy trì trong 6 đến 12 ngày.

=> Lưu ý: Khi dùng thuốc Chloramphenicol cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ, tuyệt đối không được bỏ liều, tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Với thuốc dạng mỡ nên tra mắt nhiều lần trong ngày, thời gian cách nhau 3 giờ, đồng thời cần duy trì đều đặn cho tới khi bệnh lành hẳn và hết liệu trình điều trị. Ngoài ra, không dùng kính áp tròng quá trình dùng thuốc và thời gian tra thuốc nên cố định để có hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng phụ của thuốc Chloramphenicol

Tác dụng phụ của thuốc Chloramphenicol
Tác dụng phụ của thuốc Chloramphenicol

Thuốc Chloramphenicol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (dược sĩ), nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần gặp ngay bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

– Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất khi dùng Chloramphenicol là thiếu máu bất sản. Tuy phản ứng phụ này hiếm gặp nhưng thường nặng và gây tử vong bởi không có giải pháp và khó dự đoán.

– Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:

  • Phản ứng dị ứng như tức ngực, khó thở, nổi mề đay và nhức đầu
  • Gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy
  • Bệnh nhân cũng có thể trầm cảm, sốt, ớn lạnh, sưng tại chỗ viêm…
  • Một số tác dụng phụ hiếm gặp như hội chứng xám ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuần tuổi.
  • Giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và thiếu máu với giảm hồng cầu lưới, tất cả có thể phục hồi.
  • Mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu không tái tạo (với tỷ lệ 1/10000 – 1/40000).
  • Tác động đến thần kinh như viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa thần kinh ngoại biên, liệt cơ mắt, và lú lẫn.

Những lưu ý khi dùng thuốc Chloramphenicol

Không nên dùng thuốc đối với những người dị ứng với các thành phần của thuốc. Trường hợp dị ứng với các loại thuốc khác nên xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng Chloramphenicol.

Thận trọng khi dùng Chloramphenicol với người suy gan, suy thận...
Thận trọng khi dùng Chloramphenicol với người suy gan, suy thận…

Phần lớn thuốc Chloramphenicol được chuyển hóa tại gan. Do đó, những bệnh nhân suy gan cần phải được điều chỉnh liều dùng để tránh những nguy hại có thể xảy ra đối với cơ quan này. Ngoài ra, những bệnh nhân bị suy thận cũng cần đặc biệt thận trọng vì Chloramphenicol được bài tiết qua thận.

Chloramphenicol cũng đi vào sữa mẹ, do đó phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cũng nên tránh sử dụng thuốc hoặc nên xin chỉ định của bác sĩ (dược sĩ).

Chloramphenicol cũng được bác sĩ khuyến cáo tránh dùng đồng thời với các thuốc giảm đau tủy xương.

Thuốc cũng tăng nồng độ trong gan nếu dùng đồng thời với các loại thuốc như:

  • Thuốc chống trầm cảm như antiepileptic;
  • Thuốc ức chế bơm proton;
  • Thuốc chẹn kênh canxi;
  • Thuốc ức chế miễn dịch;
  • Thuốc hóa trị liệu ung thư, benzodiazepine;
  • Thuốc kháng nấm nhóm azol;
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng;
  • Kháng sinh macrolid, SSRIs, các statin và thuốc ức chế PDE5.