Bệnh sởi có lây không?

0
1547
Bệnh Sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?

Contents

1. Bệnh sởi và các triệu chứng của bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp, do vi-rút sởi gây ra.

Bệnh sởi thường nhẹ. Các triệu chứng bắt đầu từ 16 đến 18 ngày sau khi bị phơi nhiễm(tiếp xúc với người bệnh Sởi). Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long):

Kéo dài 2-4 ngày.

Người bệnh thường sốt cao, ho, chảy nước mũi và mắt đỏ kèm nhèm do viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi ho ông ổng và khàn tiếng do có viêm thanh quản cấp,

  • Giai đoạn toàn phát (giai đoạn phát ban):

Kéo dài 2-5 ngày.

Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày bắt đầu phát ban dạng Sởi: ban mọc tuần tự từ đầu đến chân: ban hồng sờ có dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Đôi khi phát ban kèm theo ngứa.

Khi ban mọc đến chân thì sốt giảm dần nếu không có biến chứng.

  • Giai đoạn hồi phục (giai đoạn ban bay):

Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi.

Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

Triệu chứng phát ban ở bệnh nhân sởi
Triệu chứng phát ban ở bệnh nhân sởi

Khi một người bị nhiễm bệnh, vi-rút lây lan khắp cơ thể trong khoảng 5 – 7 ngày. Các triệu chứng thường xuất hiện 2 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc.

Tuy nhiên, báo cáo cho thấy khoảng một nửa số người mắc bệnh không có triệu chứng nào nhưng vẫn có khả năng lây lan virus cho người khác.

2. Bệnh sởi có lây lan không?

Vi-rút sởi có trong mũi và cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Tiếp xúc trực tiếp với chất nhầy từ mũi/cổ họng hoặc tiếp xúc với cơn ho hoặc hắt hơi của người bệnh có thể bị lây bệnh. Người bị nhiễm sởi thường dễ lây bệnh cho người khác từ 7 ngày trước cho đến 7 ngày sau khi khởi phát ban đỏ.

Ngoài ra, bệnh sởi còn có thể lây từ mẹ sang con qua đường máu trong quá trình mang thai.

Do đó, nếu bạn mắc bệnh, bạn đã bị nhiễm từ 1 tuần trước và cho đến 1 tuần sau khi phát ban xuất hiện.

Bạn có thể giúp ngăn chặn căn bệnh lây lan bằng cách:

  • Hạn chế đến trường học, nơi làm việc hoặc những nơi khác đông dân cư mà bạn có thể lây nhiễm
  • Che miệng khi ho và hắt hơi.

Bất cứ ai chưa từng bị bệnh sởi hoặc chưa bao giờ tiêm phòng bệnh sởi đều có thể mắc bệnh. Trẻ em dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao hơn vì chưa được tiêm vắc xin.

3. Bệnh sởi được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh sởi bằng cách:

  • Khám lâm sàng: tìm dấu hiệu sốt, mắt đỏ kèm nhèm viêm kết mạc, viêm long đường hô hấp trên, phát ban dạng Sởi, khám toàn thân…
  • Hỏi bạn nếu bạn đã tiếp xúc với một người có bệnh sởi trước khi bị bệnh.
  • Xét nghiệm máu để đánh giá phản ứng cơ thể và chẩn đoán căn nguyên Sởi .

Điều quan trọng là bạn cần phải báo ngay cho nhân viên y tế khi bạn nghi ngờ mình có thể mắc virus sởi để kịp thời điều trị cũng như cách ly với các khu vực đông dân sinh sống, tránh lây nhiễm gây bùng phát dịch bệnh.

  • Điều Trị
  • Nguyên tắc
  • Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ
  • Người bệnh mắc sởi cần được cách ly.
  • Phát hiện và điều trị sớm biến chứng.

Điều trị cụ thể

  • Sử dụng thuốc giảm đau để giảm sốt và đau cơ
  • Nghỉ ngơi để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn
  • Uống nhiều nước (sáu đến tám ly nước mỗi ngày)
  • Bổ sung vitamin A

4. Có thể ngăn ngừa bệnh sởi như thế nào?

Tiêm vắc-xin là cách duy nhất để ngăn ngừa mắc bệnh sởi. Vắc-xin bệnh sởi là một phần của vắc-xin MMR, có tác dụng chống quai bị, bệnh sởi cũng như bệnh sởi. Vắc-xin MMR thường được tiêm cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm lại vào lúc 4-6 tuổi.

Người trưởng thành và trẻ lớn chưa miễn dịch cần phải tiêm vắc-xin MMR. Đặc biệt là các nhân viên y tế, cũng phải được miễn dịch với bệnh sởi. Những phụ nữ dự định có con và những người chưa miễn dịch cần tiêm vắc-xin MMR ít nhất 1 tháng trước khi có thai.

Tiêm vắc-xin là cách duy nhất để ngăn ngừa mắc bệnh sởi
Tiêm vắc-xin là cách duy nhất để ngăn ngừa mắc bệnh sởi

Phản ứng bất lợi sau tiêm chủng nói chung là nhẹ. Chúng có thể bao gồm đau và đỏ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, phát ban và đau cơ.

Ngoài ra, để giảm nguy cơ lây lan bạn có thể chú ý

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm
  • Sử dụng khăn giấy khi bạn ho hoặc hắt hơi
  • Cách li nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm virus bệnh sởi.

Tóm lại, bệnh sởi là căn bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây lan qua đường hô hấp và bùng phát thành dịch. Đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân đó là tiêm phòng vaccine bệnh sởi đầy đủ.