Hướng dẫn sử dụng gliclazide trong điều trị đái tháo đường tuýp 2

0
1620
Hướng dẫn sử dụng gliclazide trong điều trị đái tháo đường tuýp 2
Hướng dẫn sử dụng gliclazide trong điều trị đái tháo đường tuýp 2

Gliclazide là thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2, có tác dụng hạ đường huyết và ổn định nồng độ đường trong  máu, thuốc được biết đến với tên biệt dược là Diamicron.

Contents

Tác dụng của gliclazide

Theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học, Gliclazide thường kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao để kiểm soát nồng độ đường trong máu ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường tuýp 2), giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận, lưu thông máu và mù lòa.

Gliclazide nên dùng chung với bữa ăn hoặc ngay sau ăn để tránh hạ đường huyết quá mức, tốt nhất là nên uống ngay sau khi ăn sáng và nên dùng thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt và nơi có nhiều ánh sáng. Không bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá tủ lạnh, tốt nhất là bảo quản nơi khô thoáng dưới 30oC, để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2: liều khởi đầu 40-80 mg/ngày, sau đó tăng dần dần lên đến 320 mg/ngày nếu cần thiết và chia làm 2 lần/ngày. Đối với dạng viên nén giải phóng theo chu trình, nên dùng liều khởi đầu 30 mg một lần mỗi ngày và sau đó có thể tăng lên 120 mg/ngày.

Các dạng bào chế của gliclazide:

Viên nén: hàm lượng 40 mg, 60 mg, 80 mg.

Viên nén giải phóng theo chu trình hàm lượng: 30 mg.

Tác dụng phụ của gliclazide

Tác dụng phụ hay gặp nhiều nhất là hạ đường huyết với các triệu trứng điển hình như: chóng mặt, mất ý thức, hôn mê, xanh xao, xuất huyết, sốt, mệt mỏi, khó thở, chảy máu mũi, loét miệng. Nếu đường huyết thấp đến mức nghiêm trọng hoặc kéo dài với các triệu trứng như các rối loạn máu, giảm số lượng tế bào trong máu thì cần cấp cứu ngay lập tức.

  • Các rối loạn về gan: chức năng gan bất thường, vàng da và vàng mắt, suy gan.
  • Các rối loạn về da: phát ban, phồng rộp, lột da, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì, đỏ, ngứa, phù mạch..
  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, cảm giác khó chịu, nôn mửa, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón.
  • Rối loạn thị giác: giảm thị lực, hạn chế tầm nhìn, nhất là giai đoạn mới bắt đầu dùng thuốc.
  • Giảm Natri máu
Gliclazide nên dùng chung với bữa ăn hoặc ngay sau ăn để tránh hạ đường huyết 
Gliclazide nên dùng chung với bữa ăn hoặc ngay sau ăn để tránh hạ đường huyết

Thận trọng trước và trong khi dùng gliclazide

Những đối tượng sau cần thận trọng và hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa trước và trong khi dùng thuốc, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Người dị ứng với gliclazide hay bất kỳ thành phần khác của thuốc này hoặc với bất kỳ thuốc nào khác trong cùng nhóm sulphonylurea.

Bệnh nhân mắc các bệnh: đái tháo đường tuýp 1, bệnh thận bệnh gan mức độ nặng, tiểu đường có biến chứng nhiễm toan hoặc hôn mê, đang sử dụng thuốc điều trị nấm, người mới phẫu thuật hoặc nhiễm trùng nặng, rối loạn chuyển hóa porphirin, người thiếu hụt men glucose-dehydrogenase-6-phosphate (G6PD).

Thuốc này không dùng điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, thuốc được xếp vào nhóm C (có thể có nguy cơ ) đối với phụ nữ có thai theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Bệnh nhân đang sử dụng một trong các thuốc sau: thuốc điều trị tiểu đường khác ( ức chế thụ thể GLP-1 hoặc insulin). Kháng sinh (sulphonamide, clarithromycin, nhóm sulfamide,  sulfamethoxazole, co-trimoxazole, chloramphenicol). Thuốc điều trị tăng huyết áp, suy tim (thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn nhịp, thuốc ức chế men chuyển). Thuốc điều trị nấm (miconazole, fluconazole). Thuốc điều trị loét dạ dày, tá tràng (đối kháng thụ thể H2). Thuốc điều trị trầm cảm (ức chế monoamine oxidase). Thuốc giảm đau (ibuprofen). Thuốc điều trị rối loạn lipid máu (clofibrate). Hormone (testosterone, octreotide, tuyến giáp, estrogenvà progesterone, vỏ thượng thận). Thuốc trị bệnh gút (sulfinpyrazone). Thuốc trị ung thư vú hay tuyến tiền liệt (egaminoglutethimide). Thuốc chống viêm (corticosteroid). Thuốc điều trị rối loạn vú, chảy máu kinh nguyệt nặng và lạc nội mạc tử cung (danazol). Thuốc làm giảm đông máu (như warfarin)…

Xử lý khi quá liều gliclazide

Quá liều gliclazide thường dẫn đến hạ đường huyết quá mức như vã mồ hôi, da tái, tim đập nhanh… nên uống ngay một cốc nước đường hoặc nước hoa quả có pha thêm đường, trường hợp nặng hơn phải truyền dung dịch Glucose và chuyển đến bệnh viện ngay lập tức.

Nếu quên một liều gliclazide nên dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm đó gần với liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp đúng kế hoạch.