Thuốc lưu huỳnh: công dụng, liều dùng và cách sử dụng

0
7932
Thuốc lưu huỳnh
Hình ảnh: Thuốc lưu huỳnh

Chúng ta đều biết đến lưu huỳnh như một loại chất hóa học và chất này có khá nhiều công dụng trong cuộc sống. Và một trong những tác dụng của thuốc lưu huỳnh đó là bào chế thành thuốc chuyên dùng để trị mụn, ghẻ và một số loại bệnh viêm ở da. Vậy thực ra thuốc lưu huỳnh có tác dụng gì? Liều dùng và cách dùng thuốc ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Contents [hide]

1. Thuốc lưu huỳnh là thuốc gì?

Lưu huỳnh là một loại chất vô cơ với ký hiệu hóa học là S. Đây là một loại hóa chất không mùi, không vị. Thông thường lưu huỳnh tồn tại ở dạng chất rắn kết tinh và có màu vàng chanh.

Khi bào chế thành thuốc thì lưu huỳnh được bào chế thành các dạng như sau:

  • Dạng kem với hàm lượng là 2%.
  • Dạng sữa dưỡng da với hàm lượng 2% hoặc 5%.
  • Dạng kem mỡ dùng để bôi với hàm lượng 0,5% hoặc 10%.
  • Dạng xà phòng với hàm lượng 0,5% hoặc 10%

Thuốc lưu huỳnh thuộc nhóm thuốc điều trị mụn. Thuốc có tác dụng điều trị các rối loạn xảy ra trên da, sử dụng để điều trị mụn trứng cá, ghẻ hoặc viêm da tiết bã. Lưu huỳnh có tính sát khuẩn cao và làm miệng vết thương nhanh khô hơn. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa mụn và đặc biệt có hiệu quả cao trên cả da dầu.

Ngoài tác dụng trên thì lưu huỳnh còn một số tác dụng khác nhưng không được nêu trên nhãn thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh khác.

2. Dùng thuốc lưu huỳnh thế nào mới đúng cách?

Thuốc cần được sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và không được quá lạm dùng thuốc. Dùng thuốc theo đúng thời gian khuyến cáo hoặc yêu cầu của bác sĩ, không sử dụng thường xuyên hoặc trong một thời gian quá dài.

Khi dùng thuốc cần cẩn thận, tránh để thuốc dính vào mắt. Nếu thuốc rơi vào mắt cần rửa nhẹ nhàng với nước và báo cho bác sĩ nhãn khoa biết nếu như gặp các vấn đề về thị lực.

– Đối với thuốc dạng kem hoặc sữa dưỡng da: rửa sạch vùng da cần bôi thuốc với nước sạch sau đó lau khô và thoa một lượng thuốc vừa đủ.

– Đối với thuốc mỡ dùng để trị viêm da tiết bã: cũng rửa sạch vùng da cần bôi thuốc sau đó dùng một lượng thuốc vừa đủ thoa một lớp mỏng trên da.

– Dùng thuốc mỡ để trị ghẻ: trước khi dùng thuốc nên tắm rửa toàn thân với xà phòng trước. Sau đó dùng thuốc bôi lên. Trước khi đi ngủ bôi thuốc lên toàn thân một lần nữa. Sau 24 giờ bôi thuốc cần tắm kỹ lại để làm sạch lượng thuốc đã bôi trước đó trước khi bôi lần thuốc mới.

– Thuốc lưu huỳnh dạng xà phòng: trước khi bôi thuốc cần làm sạch toàn thân bằng cách tắm với xà phòng trước. Sau đó dùng thuốc thoa lại một lần nữa và chà xát nhẹ. Để thuốc trong vài phút sau đó dùng khăn hoặc giấy lau bọt xà phòng và không cần phải tắm lại với nước.

3. Liều dùng của thuốc lưu huỳnh

  • Liều dùng của thuốc lưu huỳnh đối với người lớn:

Liều dùng của thuốc tùy thuộc vào tác dụng của thuốc, mục đích sử dụng và tình trạng của bệnh. Liều dùng của thuốc lưu huỳnh đối với người lớn cụ thể như sau:

+ Dùng để điều trị mụn: thuốc dạng sữa dưỡng da sử dụng 2 – 3 lần/ ngày. Thuốc dạng kem và xà phòng chỉ sử dụng khi cần thiết.

+ Điều trị viêm da tiết bã: sử dụng thuốc mỡ bôi ngày 1 đến 2 lần.

+ Điều trị ghẻ: sử dụng thuốc mỡ 6% bôi mỗi đêm 1 lần trong 3 đêm.

  • Liều dùng đối với trẻ em:

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào thông tin về liều dùng và tác dụng của thuốc lưu huỳnh trên trẻ em. Do đó, để đảm bảo an toàn thì không nên sử dụng thuốc trên đối tượng này. Trường hợp muốn sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc lưu huỳnh là gì?

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc lưu huỳnh đó chính là thuốc có thể gây nên tình trạng kích ứng da. Tình trạng này trước đây chưa từng xảy ra trước khi sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ này có thể sẽ mất đi sau khi cơ thể đã tiếp nhận được thuốc do đó bạn không cần phải đến thăm khám với bác sĩ. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài trong một thời gian mà không hết hoặc có diễn biến nặng hơn như da bị đỏ hoặc lột da thì bạn nên báo với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời và đúng cách.

5. Tương tác thuốc khi sử dụng thuốc lưu huỳnh

Thuốc lưu huỳnh có thể làm tăng hoặc giảm khả năng hoạt động của một số thuốc hoặc làm gia tăng tác dụng phủ của các thuốc khác nếu sử dụng chung. Do đó, để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc, bạn hãy liệt kê tất cả các loại thuốc đang sử dụng kể cả thực phẩm chức năng để tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Ngoài thuốc thì lưu huỳnh còn có thể tương tác với một số loại thức ăn, rượu bia và thuốc lá. Vậy nên hãy nhờ đến sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Lưu huỳnh còn có thể gây nên các tác hại đến sức khỏe của người sử dụng. Do đó, hãy báo ngay với bác sĩ nếu bạn gặp các vấn đề về sức khỏe khi sử dụng thuốc.

6. Thận trọng/cảnh báo khi sử dụng thuốc lưu huỳnh

Khi sử dụng thuốc lưu huỳnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra:

– Bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc hoặc trước đây đã từng bị dị ứng với bất kỳ một loại thuốc hay thực phẩm nào đó.

– Đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh theo toa thuốc do bác sĩ kê hoặc đang sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm chức năng nào đó.

– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

– Không được tự ý thay đổi liều lượng của thuốc hoặc ngưng sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Mặt khác cũng không nên quá lạm dụng thuốc và sử dụng trong thời gian quá lâu.

– Không sử dụng lưu huỳnh chung với một trong các loại chế phẩm như benzoyl peroxide, axit salicylic, mỹ phẩm, xà phòng làm khô da, tretinoin… trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì nếu bạn dùng chung thuốc lưu huỳnh có thể làm da bị mòn và mỏng hơn.

– Không sử dụng thuốc lưu huỳnh chung với bất kỳ loại thuốc nào có chứa thủy ngân. Bởi vì nếu sử dụng chung sẽ gây nên mùi hôi, có thể làm da bị kích ứng và tối màu. Hãy tham khảo thêm ý kiến chuyên môn từ bác sĩ hoặc dược sĩ nếu như bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này.

7. Bảo quản thuốc lưu huỳnh khi sử dụng

Để bảo quản thuốc đúng cách, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên nhãn thuốc. Nên để thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt hoặc có ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

Không để thuốc ở nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Không để thuốc ở phòng tắm hoặc trong tủ lạnh. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và các con vật nuôi trong nhà.

Trường hợp thuốc hết hạn sử dụng không được vứt bừa bãi. Hãy tìm hiểu về cách xử lý thuốc quá hạn đúng cách hoặc vứt đúng nơi quy định.

Vừa rồi là những thông tin về công dụng, liều dùng và cách dùng của thuốc lưu huỳnh. Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên thận trọng và tuân thủ theo sự chỉ và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trong quá trình sử dụng bạn vẫn còn thắc mắc, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.