Bisoprolol là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng Bisoprolol

0
1702
Thuốc Bisoprolol
Hình ảnh: Thuốc Bisoprolol

Với nhiều người, Bisoprolol có thể là một loại thuốc xa lạ. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và đang sử dụng thuốc để điều trị thì không còn xa lạ gì. Tuy nhiên, việc quen mặt thuốc chưa quan trọng, mà các quan trọng là bạn cần phải biết thuốc đó sử dụng như thế nào và có tác dụng ra sao? Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Bisoprolol.

Contents

1. Thông tin về thuốc Bisoprolol

Bisoprolol là một loại thuốc có chứa hoạt chất bisoprolol fumarat. Thuốc có tác dụng điều trị chứng cao huyết áp và làm giảm các cơn đau ở những bệnh nhân bị đau thắt ngực.

Bisoprolol thuộc nhóm thuốc chẹn beta. Thuốc có tác dụng làm giảm huyết áp dựa trên cơ chế ngăn chặn một số hoạt chất trong cơ thể nên giúp làm giảm nhịp tim và các áp lực cho tim nên giúp hạ huyết áp.

Bisoprolol còn có tác dụng giúp điều trị bệnh suy tim ở mức độ vừa và nhẹ.

Ngoài ra, thuốc còn có một số công dụng khác mà trên nhãn thuốc không có niêm yết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng để điều trị một số bệnh.

Bisoprolol được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng là 2,5mg; 5mg hoặc 10mg.

2. Sử dụng Bisoprolol đúng cách

Uống thuốc trước hoặc sau khi ăn vẫn được. Thông thường uống 1 lần trong ngày và liều lượng tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của cơ thể và chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng Bisoprolol đúng cách
Sử dụng Bisoprolol đúng cách

Để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất cần sử dụng thuốc thường xuyên và vào một thời gian nhất định. Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ mặc dù bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm.

Sử dụng Bisoprolol để điều trị tăng huyết áp có thể phải mất từ vài tuần mới thấy được hiệu quả và người bệnh hầu như không có cảm giác bị bệnh.

Hãy báo ngay với bác sĩ nếu sau một thời gian sử dụng thuốc mà bệnh không giảm hoặc có chuyển biến xấu hơn.

3. Liều dùng của Bisoprolol

Liều dùng của Bisoprolol tùy thuộc và khả năng đáp ứng của cơ thể và tình trạng của từng loại bệnh. Liều dùng của thuốc đối với người lớn trong từng trường hợp cụ thể như sau:

– Điều trị cao huyết áp: dùng liều khởi đầu 5mg/lần/ngày. Sau đó dùng liều duy trì từ 5 – 20mg/lần/ngày.

– Điều trị suy tim sung huyết: liều khởi đầu 1,25mg/lần uống/ngày. Sau đó dùng liều duy trì tăng lên 1,25mg sau 48 giờ. Dùng thuốc hàng tuần khi cần thiết và liều dùng tối đa có thể sử dụng là 5mg/lần/ngày.

Liều dùng của Bisoprolol
Liều dùng của Bisoprolol

– Dùng phòng ngừa cơn đau thắt ngực: liều khởi đầu 5mg/lần/ngày. Sau đó dùng liều duy trì 10mg/lần/ngày trong mỗi 3 ngày. Sau đó tăng lên 20mg/lần/ngày.

-Dùng điều trị tái cự tâm thất: liều khởi đầu 5mg/lần, mỗi ngày dùng 1 lần. Sau đó dùng liều duy trì, liều lượng có thể tăng lên để có thể loại trừ tái cự tâm thất sớm. Có thể tăng liều lượng lên 10mg/lần trong mỗi 3 ngày và sau đó tăng lên 20mg/lần, uống mỗi ngày 1 lần.

– Dùng điều trị nhịp tim nhanh trên thất: dùng Bisoprolol với liều khởi đầu là 5mg/lần, uống mỗi ngày 1 lần. Sau đó sử dụng thuốc duy trì với liều lượng có thể tăng lên nhằm có thể nhanh chóng kiểm soát được nhịp tim. Trường hợp cần thiết có thể sử dụng liều 10mg/lần mỗi 3 ngày. Sau đó tăng lên 20mg/lần, uống mỗi ngày 1 lần.

– Liều điều chỉnh cho người bệnh thận: CrCl ít hơn 40ml/phút, dùng liều khởi đầu 2,5mg/lần uống. Uống mỗi ngày một lần. Tiếp theo dùng liều duy trì 2,5 – 20m, mỗi ngày uống 1 lần.

– Liều điều chỉnh cho người bị bệnh gan: dùng liều khởi đầu 2,5mg/lần, mỗi ngày uống một lần. Sau đó dùng liều duy trì từ 2,5 – 20mg, mỗi ngày uống một lần.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng Bisoprolol

Những tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Bisoprolol là:

– Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương với các biểu hiện như: chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng, dị cảm, mất cảm giác, ngất, rối loạn giấc ngủ hoặc buồn ngủ, lo lắng, bồn chồn, mất tập trung, giảm trí nhớ.

– Khô miệng, gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày, tá tràng,…

– Tác dụng phụ trên hệ tim mạch: rối loạn nhịp tim, tim đập chậm, đánh trống ngực, tay chân lạnh, hạ huyết áp, suy tim, khó thở khi gắng sức.

Tác dụng phụ khi sử dụng Bisoprolol
Tác dụng phụ khi sử dụng Bisoprolol

– Tâm thần: trầm cảm, mất ngủ, mơ thấy những giấc mơ sống động.

– Cơ xương khớp: đau cơ – khớp, đau lưng, cổ, có biểu hiện run, co giật.

– Da: phát ban, kích ứng da, ngứa, đỏ mặt, viêm da, rụng tóc, vẩy nến, eczema…

– Rối loạn các giác quan: rối loạn thị giác, tăng nhãn áp, đau mắt, ù tai, giảm thính lực, rối loạn vị giác..

– Co thắt phế quản, hen suyễn, viêm xoang, viêm phế quản, ho, khó thở…

– Giảm ham muốn tình dục, bất lực, viêm bàng quang, xuất hiện cơ đau quặn ở thận hoặc niệu quản.

– Về tổng trạng: cơ thể mệt mỏi, suy nhược hoặc tăng cân, phù mạch.

Hãy báo ngay với bác sĩ nếu bạn gặp những tác dụng phụ trên để có hướng xử trí kịp thời.

5. Tương tác thuốc khi sử dụng Bisoprolol

Bisoprolol có thể làm tăng khả năng hoạt động hoặc làm tăng ảnh hưởng tác dụng phụ của một số loại thuốc. Do đó, trước khi sử dụng thuốc cần liệt kê hết các loại thuốc đang sử dụng để tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bisoprolol có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

Tương tác thuốc khi sử dụng Bisoprolol
Tương tác thuốc khi sử dụng Bisoprolol

– Thuốc tim mạch, thuốc trị bệnh tiểu đường, thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc động kinh, hướng tâm thần, thuốc gây mê, thuốc trị tiểu đường…

– Rifampicin có thể làm giảm tác dụng của Bisoprolol nếu dùng chung do Rifampicin làm tăng chuyển hóa Bisoprolol trong cơ thể.

– Thuốc hạ huyết áp chẹn kênh canxi có thể làm tăng tác dụng của Bisoprolol lên tim và gây ra tình trạng chậm nhịp tim quá mức và giảm sức co bóp của tim trên một số bệnh nhân.

– Sử dụng Bisoprolol chung với  Digoxin có thể làm chậm nhịp tim quá mức.

Bisoprolol có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe trong quá trình sử dụng. Hãy báo ngay với bác sĩ nếu bạn gặp các vấn đề về sức khỏe:

– Đau thắt ngực, nhịp tim chậm, phong bế tim.

– Bệnh huyết quản.

– Suy tim, tiểu đường, cường giáp.

– Hạ đường huyết.

– Người bị bệnh gan, thận, bệnh phổi.

6. Thận trọng/ cảnh báo khi sử dụng Bisoprolol

Thận trọng/ cảnh báo khi sử dụng Bisoprolol
Thận trọng/ cảnh báo khi sử dụng Bisoprolol

Trước khi sử dụng Bisoprolol cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Dị ứng với thành phần của thuốc hoặc trước đây đã từng bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng Bisoprolol chung với các loại thuốc có thể gây tương tác thuốc.

– Không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc hoặc ngưng sử dụng nếu như chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

– Thận trọng khi sử dụng trên các bệnh nhân bị bệnh gan, thận, phổi, tiểu đường.

– Thận trọng khi sử dụng thuốc trên phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ.

– Bisoprolol có thể gây buồn ngủ nên không sử dụng thuốc khi đang lái tàu xe hoặc vận hành máy móc.

– Không sử dụng rượu khi đang dùng thuốc vì có thể làm tăng cơn buồn ngủ.

7. Bảo quản Bisoprolol như thế nào?

Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên nhãn thuốc để bảo quản thuốc đúng cách. Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh nơi ẩm ướt, nơi có ánh sáng trực tiếp.

Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và các con vật nuôi trong nhà.

Không vứt thuốc bừa bãi. Nếu thuốc hết hạn sử dụng cần vứt đúng nơi quy định hoặc tìm hiểu các quy định về cách xử lý thuốc đúng quy định.

Trên đây là những thông tin về thuốc Bisoprolol. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, những thông tin này không thể thay thế cho ý kiến chuyên môn và chỉ định của bác sĩ. Nếu vẫn còn thắc mắc, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.