Bệnh đau mắt hột là gì? Những triệu chứng nhận biết bệnh

0
1534
Bệnh đau mắt hột là gì?
Bệnh đau mắt hột là gì?

Đau mắt hột là một trong những bệnh khá phổ biến nhất hiện nay. Vậy đâu là những dấu hiệu để nhận biết được bệnh lý này.

Contents

Bệnh đau mắt hột là gì?

Đau mắt hột được biết đến là một bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Bệnh này dễ lây lan qua việc tiếp xúc với mắt, phần mí mắt/ mũi, cổ họng ở những người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh ký này cũng có thể lây lan do tiếp xúc với những đồ vật bị nhiễm khuẩn như khăn tay.

Thời gian đầu mắc bệnh lý này chỉ xuất hiện tình trạng ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt. Bệnh đau mắt nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mù hòa.

Các chuyên gia có chia sẻ về những giai đoạn cơ bản của bệnh đau mắt hột như:

Viêm nang: tình trạng nhiễm trùng chỉ mới bắt đầu ở giai đoạn này. Theo thời gian những mụn nhỏ có chứa tế bào Lympho và có thể nhìn thấy ở phần mặt trong mí mắt trên thông qua kính phóng đại.

Viêm cường độ cao: là giai đoạn dễ lây lan, thường đi kèm những cảm giác khó chịu, phần mí mắt trên sẽ bị sưng và dày hơn.

Xuất hiện sẹo hóa mí mắt: tình trạng nhiễm trùng nếu lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến tình trạng sẹo hóa mí mắt trong. Những vết sẹo thường sẽ xuất hiện dưới dạng những vạch trắng khi kiểm tra dưới kính phóng đại. Kết quả mí mắt sẽ bị biến dạng và bị lộn vào trong.

Lông mi mọc ngược: lớp lót bên trong sẹo của mí mắt sẽ dần bị biến dạng, vì vậy khiến cho lông mi mọc vào bên trong.

Phần giác mạc khi đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tình trạng viêm liên tục kèm theo trầy xước bởi lông mi lộn vào bên trong nên giác mạc dần bị mờ.

Những triệu chứng nhận biết bệnh đau mắt hột

Mọi người nên tìm hiểu kỹ về những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh đau mắt hột để phòng tránh. Theo đó, các bác sĩ chuyên gia chia sẻ về những triệu chứng cơ bản nhất để nhật biết bệnh lý này như sau:

  • Có những cảm giác ngứa nhẹ, kích ứng ở mắt hoặc ở phần mí mắt.
  • Phần mí mắt dần bị sưng tấy.
  • Ở mắt xuất hiện những chất nhầy/ mủ.
  • Bị đau nhức khó chịu ở mắt.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Những triệu chứng nhận biết bệnh đau mắt hột
Những triệu chứng nhận biết bệnh đau mắt hột

Đối tượng là trẻ nhỏ khi đó sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng ở mức độ cao. Tuy nhiên, tình trạng bệnh tiến triển chậm, đặc biệt những cơn đau sẽ xuất hiện cho đến lúc trưởng thành. Theo đó, những dấu hiệu đau mắt hột ở mức độ nghiêm trọng hơn ở mí trên so với mí dưới. Trong những trường hợp sẹo hóa tiến triển khi đó ở phần mí mắt trên sẽ xuất hiện một đường dày.

Bên cạnh đó, mô tuyến bôi trơn cho mí mắt, kể cả những tuyến sản xuất nước mắt cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mắt bị khô nên sức khỏe mắt trở nên nghiêm trọng hơn.

Tốt nhất khi gặp phải những triệu chứng trên mọi người nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám. Trao đổi với các bác sĩ để biết rõ hơn về phương pháp điều trị bệnh dứt điểm.

Tốt nhất khi bạn có những cảm giác bị ngứa, kích ứng mặt hay mắt chảy dịch bất thường, nhất là những đối tượng ở gần những khu vực có người đau mắt hột. Đâu là một bệnh truyền nhiễm, nên khi mắc bệnh mọi người cần phải sớm tìm được phương pháp điều trị bệnh dứt điểm.

Tìm hiểu về nguyên nhân mắc bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột có thể gây ra bởi một số chủng Chlamydia Trachomatis. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn khác có thể lây lan do nhiễm Chlamydia và có thể lây lan sang đường tình dục.

Bệnh lý này sẽ có khả năng truyền qua khi tiếp xúc với những dịch từ mắt/ mũi đối với những người mắc bệnh. Ngoài ra, những vật dụng như khăn, quần áo hay những loại côn trùng khác cũng có khả năng truyền bệnh.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột

+ Điều kiện sống: những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với những người bệnh có nguy cơ lây nhiễm ở mức độ cao.

+ Quá trình vệ sinh cá nhân kém: những trường hợp vệ sinh kém và không vệ sinh kỹ ở vùng mặt, bàn tay khi đó sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ở mức độ cao.

+ Những địa điểm dịch bệnh đang bùng phát, nhất là đối với trẻ từ 4 – 6 tuổi.

+ Nhà vệ sinh thiếu thốn không đảm bảo chất lượng: đánh giá chung cho thấy những địa điểm không có nhà vệ sinh, nhà công cộng,… đồng nghĩa tỷ lệ mắc bệnh ở mức độ cao.

Nhằm giảm thiểu được những nguy cơ mắc bệnh khi đó mọi người cần phải:

  • Duy trì lối sống, đưa ra được những biện pháp khắc phục tại nhà ở sau khi tình trạng bệnh đau mặt hột bùng phát.
  • Vệ sinh tay hay mặt thật sạch.
  • Chú ý kiểm soát ruồi, tốt nhất nên giảm được lượng ruổi quanh khu vực sống khi đó mới loại bỏ được nguồn phát sinh bệnh.
  • Mọi chất thải cần phải xử lý phù hợp, đúng cách,… đây cách giúp giảm được tình trạng sản sinh ruồi.

Những thông tin vừa cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người biết rõ hơn về bệnh đau mắt hột là gì, cũng như những triệu chứng cơ bản nhất để nhận biết bệnh. Khi có những dấu hiệu mắc bệnh khi đó mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để thăm khám cụ thể.