LÀM SAO PHÒNG NGỪA BỆNH TỰ KỶ CHO CON?

0
1642
Làm sao phòng ngừa bệnh tự kỷ cho con

Hôm trước đội VN vô địch, bà con đi bão quá chừng, có cả các bé còn nhỏ xíu. Không biết các bé có hiểu gì không, nhưng cho bé ra đường như thế có thể gây hại cho bé đó nha. Ráng đọc hết bài này sẽ hiểu.

Vì sự tăng nhanh của tự kỷ, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để lý giải nguyên nhân tổn thương của rối loạn này. 

Tôi sẽ không đi sâu về chuyên môn, đi sâu đi cũng hổng nổi vì có quá nhiều từ không biết dịch làm sao, nhưng các nghiên cứu về bộ não của trẻ tự kỷ cho thấy những bất thường của hệ thống limbic, bất thường về kết nối trong hầu hết các phần của bộ não, thay đổi cấu trúc myelin là chất dẫn truyền trong não. Gần đây, các hình ảnh còn cho thấy sự gián đoạn bất thường của vùng dưới vỏ não và trung tâm cảm giác của vỏ não. Các tổn thương giải thích những bất thường về giao tiếp, hành vi, cảm giác của trẻ tự kỷ.

Tức là trẻ tự kỷ có một bộ não bị lỗi. Nặng hay nhẹ là do lỗi nhiều hay ít.

Contents

VÌ SAO BỘ NÃO BỊ LỖI?

Hiện tại không có một tác nhân đơn độc nào chịu trách nhiệm cho tự kỷ, mà được cho là một tác động tổng hợp từ nhiều tác nhân trong đó chủ yếu là di truyền và môi trường.

Vì sao bộ nào bị lỗi?
Vì sao bộ nào bị lỗi?

YẾU TỐ DI TRUYỀN

Gần như chắc chắn là có yếu tố di truyền do các đột biến gene

– Anh em sinh đôi cùng trứng, hễ đứa này bị thì đứa kia 36-95% cũng bị, khác trứng thì nhỏ hơn nhiều 0-31%

– Đứa đầu bị thì đứa sau có khả năng cũng bị 2-18%, tôi có một gia đình bệnh nhân hai đứa con đều bị cả.

– Mấy đứa bị bệnh về đột biến gene cũng hay bị tự kỷ như Down, Fragile X syndrome, Rett syndrome, tuberous sclerosis,.. chiếm 10% số trẻ tự kỷ

– Cha mẹ càng lớn tuổi thì con càng có nguy cơ tự kỷ
Những thông tin này gợi ý các đột biến gene này phần nhiều di truyền từ cha mẹ.

Đôt biến gene đã được tìm thấy trên các nhiễm sắc thể 15,7,17,3,2 trên khoảng 7.4% trẻ tự kỷ.

Đột biến gene giải thích phần nào vấn đề tự kỷ, nhưng không hoàn toàn. Hơn nữa, các đột biến gene từ đâu ra mà càng ngày càng nhiều?

Chúng ta đã biết ung thư là đột biến gene khiến các tế bào phát triển nhanh bất thường. Ung thư ngày càng nhiều trên thế giới và ngày càng trẻ. Tôi có người em họ bị K vòm lúc 24 tuổi đời, một người quen dưới quê ung thư đại tràng 31 tuổi. VÌ SAO? Chúng ta cho rằng thức ăn độc hại, môi trường sống ô nhiễm là lý do ung thư ngày càng nhiều? Vậy tại sao những nguyên nhân đó không gây nên rối loạn tự kỷ ngày càng nhiều?

Các nhà khoa học ngày càng nghiên cứu nhiều hơn sự liên quan của môi trường và tự kỷ

Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền

YẾU TỐ THAI KỲ

– Acid folic: hai nghiên cứu cỡ mẫu lớn cho thấy uống vitamins cho pn mang thai và acid folic trước thụ thai và khi mang thai làm giảm 40% nguy cơ tự kỷ (3 tháng trước mang thai và 1 tháng sau khi mang thai). Điều này rất có lý vì thiếu acid folic đã được chứng minh có liên quan tới dị dạng hệ thần kinh ở thai nhi.

– Cá, dầu cá, acid béo, vitamin D, thuốc lá và rượu trong lúc mang thai: hiện chưa thấy mối liên hệ với tự kỷ trong các nghiên cứu. Ngược lại, acid béo không bão hoà như omega-3, omega-6, linoleic acid cho thấy có tác dụng làm GIẢM nguy cơ tự kỷ tới 34% đặc biệt trong 2 tháng đầu thai kỳ khi não đang thành hình.

– Mẹ cao tuổi, béo phì, đái tháo đường, đang uống thuốc chống động kinh, trầm cảm SSRI có nguy cơ sinh con tự kỷ cao hơn

– Tai biến thai kỳ hay lúc sinh làm não thai nhi thiếu oxy.
– MẸ TIẾP XÚC VỚI KHÔNG KHÍ Ô NHIỄM HAY HOÁ CHẤT ĐỘC HẠI.

YẾU TÔ MÔI TRƯỜNG

Hầu hết yếu tố môi trường không tác động trực tiếp mà gián tiếp thông qua tác động lên các gene.

KHÔNG KHÍ Ô NHIỄM:

Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm khí thở trong những năm đầu đời và tự kỷ. Nghiên cứu cho thấy kim loại, dung môi, PAHs, Ozone, hợp chất nito,…trong khí thải làm tăng nguy cơ tự kỷ

Không khí ô nhiễm
Không khí ô nhiễm

Nghiên cứu 2011 cho thấy trẻ sống gần đường cao tốc mắc bệnh tự kỷ cao gấp đôi. Gần là bao xa? Khoảng cách dưới 1014 ft (309 m) là gần. Như vậy hầu hết người VN có nhà mặt tiền đều lọt vô nhóm này.

Nghiên cứu 2013 cho thấy trẻ tự kỷ sống trong môi trường có mức ô nhiễm khói xe và khí thải cao hơn trẻ bình thường trong nhóm chứng lúc bào thai và 1 năm đầu đời.
Nghiên cứu 2014 cho thấy có sự tương tác giữa gene MET rs1858830 CC với khí thải đặc biệt là NO2 làm tăng nguy cơ tự kỷ.

HỢP CHẤT HỮU CƠ KHÓ PHÂN HUỶ (Persistent organic Pollutants)

Các hchc ảnh hưởng xấu tới phát triển hệ thần kinh thông qua làm gián đoạn hoạt động của hormone của mẹ cụ thể là tuyến giáp trạng. Hormone giáp trạng rất quan trọng đối với phát triển não bộ, một nghiên cứu cho thấy hormone giáp trạng có mức rất thấp vào lúc sinh ở trẻ tự kỷ. Ngoài ra chúng còn ảnh hưởng tới hormone giới tính testosterone và estradiol, là giả thuyết cho việc tự kỷ trên nam giới nhiều hơn 4 lần.

Thuốc trừ sâu phosphor hữu cơ (đã bị cấm ở Mỹ), thuốc trừ sâu mới pyrethroids, pyrethrins, thuốc diệt côn trùng dạng gel hay xịt có imidacloprid và fipronil có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh con người và làm tăng nguy cơ tự kỷ

Hợp chất hữu cơ khó phân hủy
Hợp chất hữu cơ khó phân hủy (Persistent organic Pollutants)

HỢP CHẤT HỮU CƠ DỄ PHÂN HUỶ (Non-persistent organic pollutants)

Cái này quan trọng vì chúng ta dùng hàng ngày.

Phthalates: dùng trong MỸ PHẨM, lotion, dầu thơm, và vật liệu xây dựng có thể liên quan tới tự kỷ vì nghiên cứu cho thấy mẹ nhiễm chất này thì con có tỷ lệ bất thường ngôn ngữ, hành vi, sự tập trung, giao tiếp cao hơn. Nhà lót sàn bằng vinyl (PVC) làm tăng nguy cơ tự kỷ do ảnh hưởng tới hormone giáp trạng vì vinyl phóng thích phthalates vào không khí.

BPA (Biphenol A) dùng trong chai nhựa đựng nước, bình sữa, plastic gói thức ăn, lớp lót trong các lon thức ăn cho thấy mối liên quan tới béo phì, tiểu đường và tự kỷ (SỢ CHƯA?)

PCB dùng trong công nghệ điện tử và chất dẫn nhiệt có thể tồn tại trong cơ thể 7 NĂM, PBDE có trong các vỏ plastic của thiết bị điện tử, một số loại quần áo cũng có thể có liên hệ với tự kỷ

Và còn nhiều, nhiều chất khác đang được nghiên cứu.

Nói thiệt là càng đọc bài này tôi càng sợ, vì thế giới biến thành một bãi rác thải hoá học khổng lồ, chúng ta ngày nay không chỉ ăn thức ăn, mà ăn kèm hoá chất, uống hoá chất.

Tất cả người Mỹ hiện nay đều ăn một lượng đáng kể thuốc diệt cỏ glyphosate (Roundup) vào người mỗi ngày. Bây giờ họ nói là không gây ung thư, nhưng mà tôi không tin chút nào, CHƯA chứ không phải là không. Uống nước nhiều quá còn chết nữa là ăn cái này mỗi ngày.

PHÒNG NGỪA TỰ KỶ CHO CON

Tự kỷ chưa có thuốc trị, nên phòng ngừa là tốt nhất.

Vấn đề tự kỷ rất áp lực, bây giờ sinh con ra nhìn bình thường chưa chắc là bình thường, phải mấy năm sau mới biết chắc.

Dựa trên hiểu biết hiện nay, tôi nghĩ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau (đây là ý kiến của riêng tôi chứ chưa có guideline về vấn đề này)

– Uống acid folic 3 tháng trước thụ thai và trong thời gian mang thai nếu có kế hoạch sinh con, và uống ngay sau khi biết có thai nếu không có kế hoạch (dĩ nhiên là kèm vitamin)

– Uống dầu cá khi mang thai ít nhất là trong hai tháng đầu.

Uống dầu cá khi mang thai ít nhất là trong hai tháng đầu
Uống dầu cá khi mang thai ít nhất là trong hai tháng đầu

– Thăm khám với bs sản khoa đầy đủ để hạn chế tai biến

– Giảm thiểu tối đa tiếp xúc với không khí ô nhiễm trước và trong khi mang thai

– Giảm thiểu tối đa việc con tiếp xúc với không khí ô nhiễm nhất là trong 2 năm đầu. Tôi thấy bữa trước bà con đi bão còn chở con nhỏ theo là hại con đó nha.

– Ăn sạch, uống sạch: sạch ở đây là ăn uống thông minh nhằm hạn chế các hoá chất độc hại ví dụ như không hâm nóng đồ ăn trong hộp chai nhựa trong lò vi sóng,…

– Hạn chế tiếp xúc với hoá chất độc hại trong sản phẩm chúng ta dùng hàng ngày, mỹ phẫm, nước hoa, sàn nhà vinyl. 

Nói chung là hãy làm người tiêu dùng thông minh.

Bài này viết quá mệt, nhưng nếu có thể làm bớt vài bé tự kỷ là đủ tiền rồi :))

PS: lúc này thông tin nhảm nhí trên mạng quá nhiều, bạn nào thấy hay thì cứ share, không cần hỏi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3997376/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5377970/

https://www.niehs.nih.gov/health/topics/conditions/autism/index.cfm

https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/facts.html

Nguồn: BS Hung Truong