8 điều bác sỹ tim mạch khuyên bạn nên làm để hạ cholesterol

0
1283
Cholesterol cao có thể gây xơ vữa động mạch
Cholesterol cao có thể gây xơ vữa động mạch

Cholesterol cao hay rối loạn lipid máu là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cholesterol cao có thể gây xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Vậy làm sao để hạ cholesterol máu?

Contents

Cholesterol là gì?  

Mỡ máu trong cơ thể chúng ta có 3 thành phần, trong đó có cholesterol xấu (LDL – Cholesterol), cholesterol tốt (HDL – Cholesterol) và Triglyceride. Cholesterol cao là một tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, bao gồm sự tăng nồng độ cholesterol xấu (LDL), và giảm nồng độ cholesterol tốt (HDL).

Ăn thực phẩm giàu magne

Chế độ ăn nhiều magne có thể giúp kiểm soát cholesterol xấu. Theo chuyên gia tim mạch Carolyn – tác giả của cuốn sách Remineralise Your Heart: “Magne hoạt động như một loại thuốc statin nên nó giúp giảm lượng cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Trên thực tế, khi bị thiếu magne, bạn có thể bị đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, thậm chí là đau tim”.

Bổ sung magne giúp giảm cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe tim mạch
Bổ sung magne giúp giảm cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe tim mạch

Ăn nhiều chất xơ

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan có thể làm giảm cholesterol máu bằng cách làm acid mật đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan giúp làm tăng khối lượng khối phân do giữ nước, giúp phòng chống táo bón, tăng đào thải aicd mật, từ đó giúp giảm cholesterol.

Chăm chỉ luyện tập

Tập luyện có thể kích thích các enzyme chuyển LDL cholesterol từ máu sang gan, biến cholesterol thành mật để tiêu hóa hoặc bài tiết ra ngoài. Do vậy, tập luyện tích cực sẽ giúp loại bỏ càng nhiều LDL cholesterol. Để giảm cholesterol trong máu, bạn nên tập thể dục ít nhất 2,5h mỗi tuần.

Để giảm cholesterol trong máu bạn nên tập luyện điều độ
Để giảm cholesterol trong máu bạn nên tập luyện điều độ

Ngừng hút thuốc lá 

Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài (răng vàng và hôi miệng), hại phổi, hút thuốc lá còn là nguyên nhân gây rối loạn lipid máu (làm tăng cholesterol xấu LDL, giảm cholesterol tốt HDL).

Theo các nhà khoa học, mỗi ngày hút một điếu thuốc sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Mức độ ảnh hưởng đến tim mạch cũng tăng theo mức độ hút thuốc lá, tức là càng hút nhiều, hút lâu, nguy cơ càng cao. Việc bỏ hút thuốc làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch một cách đáng kể so với người tiếp tục hút.

Áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải

Chế độ ăn chứa nhiều acid béo omega-3 như chế độ ăn Địa Trung Hải là “vũ khí bí mật” của nhiều bác sỹ tim mạch để chống lại tình trạng cholesterol cao. Theo các bác sỹ tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), omega-3 không chỉ giúp tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu mà nó còn giảm viêm, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và viêm khớp.

Omega-3 giúp tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu
Omega-3 giúp tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu

Giảm căng thẳng

Căng thẳng có thể kích hoạt phản ứng adrenaline-triglyceride, làm tăng lượng cholesterol xấu. Thêm vào đó, căng thẳng kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, ngay cả khi lượng cholesterol trong cơ thể đã được kiểm soát tốt. Do vậy, bạn hãy thử thiền, tập yoga để giảm căng thẳng, từ đó giảm cholesterol.

Đừng quên chất béo trung tính

Ngay cả khi lượng cholesterol đã trở về mức bình thường thì bạn cũng vẫn nên kiểm tra mức chất béo trung tính (triglyceride) bởi nó cũng có thể là tác nhân gây xơ vữa động mạch.

Ngoài cholesterol bạn cũng nên kiểm tra mức chất béo trung tính
Ngoài cholesterol bạn cũng nên kiểm tra mức chất béo trung tính

Sử dụng thảo dược

Sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp hạ cholesterol, hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu là xu hướng được nhiều chuyên gia và người dùng tin tưởng lựa chọn, tiêu biểu là sản phẩm có chứa thành phần cao lá sen, kết hợp hoàng bá, chiết xuất tỏi để giúp giảm cholesterol hiệu quả. Nhờ đó, người mắc bệnh có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này mà không lo tác dụng phụ.