NGÀY TẾT KỂ CHUYỆN RƯỢU

0
2896
NGÀY TẾT KỂ CHUYỆN RƯỢU

alydarpharma.com xin được chia sẻ cho bạn đọc về chuyện rượu bia ngày tết dưới góc nhìn của một bác sĩ. Mời các bạn đón xem ở bài viết dưới đây.

Contents

1. Vài dòng lạc khoản

Trong dinh dưỡng, rượu Ethanol (gọi theo cách nông dân là cồn) được xếp vào nhóm khẩu phần ăn sinh năng lượng. Số Calo mà nó mang lại cho cơ thể còn cao hơn cả cơm và thịt. Đó là lý do dân uống bia thường xuyên, lại ít tập luyện bụng mỡ tròn như cái trống (chỉ có sâu rượu uống mà không ăn nên thiếu năng lượng và sự cân bằng dưỡng chất, nên mới gầy nhom).

1g Glucid (đường, gạo) cho 4 Calo
1g Protid (thịt) cho 4 Calo
1g Lipid (mỡ) cho 9 Calo
Còn 1g Ethanol (rượu, bia) cho 7 Calo

2. Các truyền thuyết về rượu bia lưu truyền trong dân gian

90% rượu chuyển hoá qua gan, 10% còn lại thải qua hơi thở, da và nước tiểu. Ngồi cạnh bọn uống nhiều rượu thở hồng hộc mùi rất tởm, chúng ta gọi mỹ miều là hồng xiêm chín, đó là mùi ceton và các chất trung gian qua chuyển hoá rượu cùng bản thân rượu bay qua hơi thở.

Thế nên truyền thuyết uống xong đi Karaoke gào thét cho giải rượu là vô ích, chúng chỉ làm tăng tình trạng thông khí, giảm bớt CO2 hoà tan trong máu gây kiềm hô hấp mà thôi.

Sau khi ngồi dzo-dzo lạc cả giọng, uống rượu cả lít thì nhân dân say bí tỉ. Về nhà được pha những thứ mà báo chí trong các mục sức khoẻ xúi làm, để uống. Cơ bản chả có tác dụng gì cả.

Rượu hoặc bia khi vào máu sẽ gây tăng áp lực thẩm thấu. Uống hàng chục cốc bia, dù đái rồ rồ nhưng vẫn có cảm giác khát nước. Kèm theo tình trạng chuyển hoá rượu sẽ ra sản phẩm cuối cùng để thải ra ngoài là acid lactic. Thế nên việc uống nước chanh, nước cam, cà chua… chỉ cho thêm acid vào máu mà thôi, he he, cơ thể càng mỏi . Hôm sau ngủ dậy thấy người ra mồ hôi chua lòm, đái khai mù.

Đáng sợ nhất là cụng ly liên tục mà không ăn gì, hoặc say quá nôn hết đồ ăn ra ngoài. Về nhà nằm ngất, lúc ấy nguy cơ hạ đường huyết sẽ xuất hiện và sẽ không nhận được ra do cái say che mờ mất. Và nghẻo. Vậy nên cần uống 1 chút nước đường trước khi đi ngủ.

Có ai từng hỏi tại sao người ta khuyến cáo 1 ngày chỉ nên uống 1 lon bia, 1 ly rượu vang tiêu chuẩn khoảng 120ml, hoặc li rượu mạnh thì nhỏ tí 40ml không nhỉ.

Theo chuyển hoá, cơ thể 1 người lớn bình thường 1 ngày chuyển hoá được 14g cồn. Vậy nên chỉ nên uống khoảng chừng đó cồn. Và cách trình bày bia rượu cũng sẽ loanh quanh theo con số này.

1 lon bia 5% 330ml có khoảng 16g cồn. 1 ly rượu vang 11-14% rót đúng tiêu chuẩn khoảng 120 ml cho khoảng 13-16g cồn. 1 ly rượu mạnh 40ml cũng cho khoảng 16g cồn.

Rượu sẽ hấp thu 20% ở dạ dày, còn lại ở hệ thống đường ruột. Vậy nên muốn lâu say, thì trước mắt cần làm chậm hấp thu chúng vào máu, nghĩa là cần làm đầy cái dạ dày trước bằng bất cứ thứ gì (đương nhiên là đồ tiêu hoá được, he he). Để câu giờ cho lá gan hoạt động cật lực chuyển hoá bớt cồn ngấm vào trong máu.

Bổ sung thêm cho rõ: WHO khuyến cáo 1 ngày không nên dùng quá 2 đơn vị tiêu chuẩn cồn, nghĩa là không quá 26g. he he.

Việc lấy bia ra để uống khi say rượu, chỉ làm nặng thêm tình trạng mà thôi.

Đương nhiên Methanol được xếp vào cồn công nghiệp, uống vào là đi tàu suốt

3. Cuối cùng, vấn đề tôi vừa viết ở đây, là vấn đề về chuyển hoá cơ bản. Còn tác dụng của rượu lên hệ thần kinh và các tế bào thế nào. Để hồi sau sẽ viết.

Cơ bản, nếu biết dùng đúng cách và đủ thì rượu là tốt. Khi lạm dụng sẽ thành có hại. Thôi tôi cuốn gói đi du lịch cho xá hội yên bình mấy ngày tết.

Chúc các anh em thiện lành uống vui, uống khoẻ. Ngày tết đừng bê tha, đi đường gây tai nạn, như thế chết là đáng rồi. Nhưng khổ nhất lại là người thân của các anh chị.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa say bia và say rượu