Mạn đàm: CHUYỆN ĂN UỐNG QUA NHÂN TỐ ENZYME

0
2003
Mạn đàm: CHUYỆN ĂN UỐNG QUA NHÂN TỐ ENZYME

Việc 1 số quyển sách thực dưỡng lập luận khởi nguồn xa xưa của loài người là động vật ăn thực vật. Sau rồi thuyết phục người đọc chuyển sang ăn chay để đánh thức hệ enzym cổ xưa còn lưu giữ trong bộ gen. Và nói rằng đó là tính ưu việt abc gì đó.

Tôi cho rằng lập luận đó hoàn toàn không có cơ sở. Hiện nay chúng ta còn lưu giữ rất nhiều kiểu hình là dấu ấn của thời xa xưa. Điển hình là các cơ dựng lông vẫn còn. Mỗi lần gặp tình huống bất ngờ hay sợ hãi, các cơ dựng lông co lại làm các con vật sẽ xù lông lên. Còn chúng ta sởn gai ốc vì lông chả còn nữa, he he.

Cũng như vậy, miệng con người còn dấu ấn của những chiếc răng nanh rất rõ, đặc trưng của loài ăn thịt mà giống ăn cỏ chẳng có.
Có 1 số tài liệu lý luận rằng thời xa xưa hơn nữa thì ăn cỏ rõ rành còn gì. Ừ đúng, thời xa xưa khi mới hình thành vật chất di truyền trên trái đất. Chúng ta quang hợp các mẹ ạ. Vậy nên giờ đi phơi nắng để đánh thức enzym cổ xưa để da tạo diệp lục đi.

Cuốn sách đình đám “Nhân tố enzyme” là cuốn sách thú vị. Nó cho chúng ta cách nhìn mới về chuyển hoá cơ bản. Tuy thế, nó mang con mắt nhìn phiến diện của 1 bác sĩ chuyên khoa sâu. Ấy là mọi thứ đều quy về hệ tiêu hoá, he he. Và, hơn hết nó chỉ nói 1 nửa sự thật. Mà 1 nửa sự thật thì không phải là sự thật.

Nó thuyết phục việc ăn thịt chả ích lợi gì. Con voi hay hươu cao cổ chả cần ăn thịt mà vẫn to uỳnh, to hơn 1 con linh cẩu hay 1 con sư tử. Hợp lý quá.

Tác giả cố tình quên rằng, 1 con voi để nuôi được cơ thể bằng cách ăn chay, 1 ngày nó phải kiếm ăn 18 tiếng. 1 con hươu cao cổ mất 14h để tọng thức ăn cật lực. Hay ngay cả con tinh tinh orangutan gần với người nhất, ăn thuần chay, mất 10h để kiếm thức ăn. Loài người mà thế thì làm ăn cách đếch gì.

Đó cũng là lý do tại sao liên hiệp tự nhiên cực đoan kiểu IS suốt ngày chỉ loanh quanh chuyện ăn với uống.

Trong khi bọn ăn thịt, sư tử chả hạn, ngày chỉ cần ăn 1 bữa là đủ. Chúng thảnh thơi đi làm việc khác, hưởng thụ chả hạn, he he.

Như vậy, vấn đề của tiến hoá không phải ăn cái gì mà là hiệu quả hấp thu là gì.

Với bộ não ngày càng phát triển, việc tư duy tiêu tốn nhiều năng lượng. Bộ não của 1 người bình thường 1 ngày chả làm gì cũng tiêu tốn khoảng 20% năng lượng của cơ thể kiếm được. Như vậy, để nuôi cái não khổng lồ và tiết kiệm thời gian ăn uống không nhiêu khê như bọn ăn cỏ, loài người phải ăn thịt để theo kịp tốc độ tiến hoá.

Quyển sách phân tích tiếp việc ăn thịt quá nhiều và thiếu chất xơ sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ. Điều này hoàn toàn đúng.

Để dựa vào “truyền thuyết” enzym kỳ diệu là thứ nhảm nhí nhất trên đời, vì không có cách nào chứng minh được nó tồn tại mà hoàn toàn dựa vào… cảm nhận và suy đoán.

Việc khuyên chúng ta hãy ăn hạt, sữa hạt… là tốt và sữa bò nguy hiểm là cực đoan. Tôi không đồng ý với lập luận này khi các nghiên cứu khoa học cũng không trả lời được nó có hại. Suy luận kiểu ngụy biện là không phù hợp.

Tôi cũng không hiểu bằng chứng nào ông tác giả viết rằng lipid của loài động vật thân nhiệt cao khi vào cơ thể người liền…bị đông cmn lại. Giời ơi vãi cả đái ,he he.

Đó là 1 vài suy nghĩ khi thẩm định sách Nhân tố enzyme.

Nguồn: Bác sĩ Hùng Ngò