Nguyên nhân, triệu chứng và tư vấn sử dụng thuốc khi bị ho

0
2278

Contents

Câu hỏi:

Con gái tôi 8 tuổi, 1 tháng nay do thời tiết thay đổi, ăn nhiều đồ lạnh nên cháu thỉnh thoảng lại bị ho thành từng tràng, tuy nhiên vì không thấy cháu sốt nên tôi không đưa cháu đi khám mà chỉ cho cháu uống thuốc ho thảo dược. Một tuần nay tôi thấy cháu ho nhiều về ban đêm, ban ngày không thấy cháu ho mấy. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi, trường hợp của con tôi ho nhiều về đêm có thể dùng thuốc ho nào. Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Lê Thị Bảo Hân (Bắc Giang)

Bác sĩ trả lời:

Trước hết, xin có một lời khuyên cho bạn là ngay lập tức cho cháu đi khám bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác bệnh và kê đơn thuốc điều trị đúng.
Bệnh nặng hay nhẹ không phụ thuộc vào việc người bệnh có bị sốt hay không, trong một số trường hợp bệnh rất nặng nhưng sức đề kháng của cơ thể giảm… sẽ không có biểu hiện sốt.
Tôi sẽ đi vào vấn đề mà bạn hỏi. Trước hết, ho không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của rất nhiều bệnh vì thế không có thuốc nào để chữa ho chung. Bác sĩ sẽ khám để xác định loại bệnh nào mà bệnh nhân bị có thể gây ra triệu chứng “ho”.

Trẻ bị ho
Hình minh họa. (Nguồn Internet)

1. Ho do bệnh mũi xoang

1.1 Do viêm mũi xoang nhiễm trùng

Kháng sinh chữa viêm mũi xoang: thường là nhóm Beta lactam (Penicillin, amoxilin, cefpodoxim, cefixim…), tạo phức bền vững với transpeptidase, ức chế tạo vách vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn. Vách vi khuẩn gram (+) có mạng lưới peptidoglycan dầy từ 50- 100 phân tử, lại ở ngay bề mặt tế bào nên dễ bị tấn công. Còn ở vi khuẩn gram (-) vách chỉ dầy 1- 2 phân tử .
Nếu dị ứng với Beta lactam, sử dụng các aminosid, các kháng sinh thuộc nhóm này bao gồm kanamycin, gentamicin, neltimicin, tobramycin, amikacin.

1.2 Do viêm mũi xoang dị ứng

Viêm mũi xoang dị ứng bên cạnh triệu chứng ho thường kèm theo hắt hơi, ho nhiều về đêm. Loại thuốc hay dùng cho loại bệnh này là các kháng Histamin H1 (diphenhydramine, chlorpheniramine, hydroxyzine, promethazine, cetirizine, loratidine, fexofenadine và desloratidine ), là một hoạt chất trung gian được giải phóng với số lượng lớn trong các phản ứng dị ứng cấp tính.

2. Ho do các bệnh lý tại họng

2.1 Viêm họng cấp do vi rút hoặc vi khuẩn

– Sử dụng kháng sinh toàn thân (nếu do vi khuẩn)
– Thuốc ức chế phản xạ ho: Dextromethorphan
+ Là chất tổng hợp, đồng phân D của morphin nhưng không tác dụng lên các receptor của morphin nên không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng an thần. Do ức chế trung tâm ho, dextromethorphan có tác dụng chống ho tương tự codein, nhưng ít gây tác dụng phụ hơn.
+ Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính tuy nhiên dùng với trẻ trên 2 tuổi.

2.2 Ho do dị ứng niêm mạc họng

2.3 Ho do nấm họng

Nystan là thuốc viên được nhai và sau đó hỗn hợp được bao bọc bề mặt họng bằng các chuyển động của lưỡi và các chuyển động nuốt. Nếu không có hiệu quả, bạn có thể dùng levorinum, dequalinium clorua. Các khu vực nhiễm được bôi trơn bằng dung dịch tím gentian 1%, dung dịch natri tetraborat 10% trong glycerol và giải pháp dung dịch iốt lugol.

3. Ho do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản

– Các thuốc ức chế bơm proton (PPI): Hiện nay, xu hướng điều trị ngay từ đầu bằng các thuốc này với liều chuẩn hằng ngày, trong 2 – 4 ngày đầu.
– Thuốc điều hòa nhu động ruột: Giúp tống đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột nhanh chóng như Metoclopramid có tác dụng lên các lớp cơ ống tiêu hóa, làm gia tăng vận động, thúc đẩy mở môn vị, dẫn đến làm vơi dạ dày từ đó làm giảm trào ngược dạ dày thực quản

4. Ho do bệnh lý thanh – khí quản – phổi

– Sử dụng kháng sinh đường uống hoặc tiêm tùy theo bệnh và mức độ bệnh
– Giãn phế quản: làm giãn một số cơ bao quanh đường dẫn khí giúp mở đường dẫn khí đang bị hẹp: ventolin (salbutamol), bricanyl (terbutaline) … áp dụng dưới dạng xịt qua các bình xịt định liều hoặc dạng phun khí dung.
Tuy nhiên cần lưu ý tất cả các thuốc trên dùng thuốc nào, khi nào dùng và liều lượng phải do bác sĩ khám và chỉ định, không thể tự điều trị hoặc tư vấn mà không được khám bệnh.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào